Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Ý TƯỞNG BÁNH CƯỚI MÙA GIÁNG SINH


Cứ mỗi mùa Giáng Sinh, các nghệ nhân lại cho ra hàng loạt các mẫu bánh cưới với nhiều ý tưởng vô cùng sáng tạo. Nổi bật bánh cưới mùa Giáng Sinh là sắc màu trắng-đỏ đặc trưng cùng những phụ kiện trang trí độc đáo.

 Ngắm nhìn chiếc bánh cưới lộng lẫy, dường như ta nghe thấy những tiếng chuông rộn rã ngân vang trong lòng, đón chào niềm hạnh phúc hân hoan cùng cô dâu chú rể, hòa chung với không khí Giáng Sinh đang rộn ràng khắp nơi nơi.

Bạn đã chọn được mẫu bánh cưới nào trong mùa Giáng Sinh này chưa?
Hãy cùng www.thiepcuoire.com tham khảo các mẫu bánh cưới sau, bạn nhé!

Ý tưởng từ những hộp quà đêm Giáng Sinh


Niềm hạnh phúc lớn lao được ẩn giấu trong những hộp quà!

Những họa tiết mang đậm không khí Giáng Sinh
 






 Cùng những phụ kiện trang trí hoàn hảo







  
Sưu tầm từ Internet

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

LỄ VẬT TRONG LỄ HỎI MIỀN BẮC



Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong hôn nhân của đôi bạn trẻ, từ đây họ sẽ chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới và chỉ chờ đến ngày tổ chức hôn lễ với sự góp mặt đông đủ của họ hàng, bạn bè hai bên.

Trong chẵn ngoài lẻ

Trong các thủ tục ngày cưới của người Việt Nam, lễ ăn hỏi được coi trọng nhất và phần chuẩn bị lễ vật để nhà trai đưa tới nhà gái sẽ được quan tâm đặc biệt bởi các vật phẩm này sẽ thể hiện sự chu đáo của nhà trai.
 
Lễ vật ăn hỏi miền Bắc thường trong chẵn ngoài lẻ

Theo truyền thống từ xưa tới nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp. Ở miền Bắc ( các tỉnh, thành từ Huế trở ra), nhà trai khi chuẩn bị đám hỏi sẽ phải chuẩn bị tráp lễ vật mà số lượng tráp là lẻ, có thể từ 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp, có những gia đình chọn tới 11, 15 tráp).  Trong các tráp, số lượng vật phẩm phải là số chẵn (ví dụ như 100 chiếc bánh cốm, 100 gói chè sen).

Sở dĩ số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc luôn luôn là số lẻ và số lễ trên mâm quả thì nhất thiết phải là số chẵn, luôn đi theo cặp  bởi số lẻ tượng trương cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Sắp xếp như vậy với ý niệm cầu chúc và mong muốn cho cặp vợ chồng trẻ luôn luôn có nhau và cùng nhau sinh con đàn cháu đống, sống đến đầu bạc răng long.

Các tráp lễ vật thường có:
- Trầu Cau.
- Bánh cốm.
- Chè.
- Hạt sen.
- Rượu.
- Thuốc lá.
- Bánh xu xê (phu thê).
- Trái cây.
- Phong bì tiền (lễ đen) được để vào một tráp riêng hoặc để chung vào với tráp trầu cau khi nhà trai mang sang nhà gái.


Số lượng tráp mâm quả và các loại lễ vật cụ thể thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu (thách cưới), tùy thuộc vào từng gia đình.

Bài trí lễ vật trong các tráp

Dù số lượng từ ít là 3 tráp đến nhiều là 11 tráp thì mâm trầu cau truyền thống là mâm không thể thiếu được trong lễ ăn hỏi. “Miếng trầu mở đầu câu chuyện”, là vật lễ dẫn dắt đầu tiên rồi mới đến những loại mâm lễ khác. Sau đó tùy vào số lượng tráp cưới mà người ta chọn lựa các lễ vật khác cho lễ ăn hỏi.

Mâm trầu cau không thể thiếu trong lễ vật ăn hỏi 

Lễ ăn hỏi 3 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen.

Lễ ăn hỏi 5 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.

Lễ ăn hỏi 7 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.

Lễ ăn hỏi 9 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.

Lễ ăn hỏi 11 tráp thường có ít nhà chọn lựa, và ngoài những mâm quả như lễ 9 tráp, người ta có thể thêm vào đó những vật lễ khác, chẳng hạn như: tháp bia lon, mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh… Tất cả các lễ vật được sắp xếp rất đẹp, theo hình tháp, bày trong mâm quả sơn son thếp vàng, phủ khăn rồng phụng màu đỏ.

Sưu tầm từ Internet

ẢNH CƯỚI PHONG CÁCH THẬP NIÊN 1950



Nếu khéo léo kết hợp, bạn sẽ có những bức hình cưới trẻ trung, vui nhộn mang phong cách cổ điển những thập niên 1950 ngay trong chuyến picnic ngắn ngày của mình. Sự kết hợp giữa hiện tại và quá khứ là điểm nhấn của phong cách ảnh này, cũng là điều mà rất nhiều cô dâu, chú rể hoài cổ muốn thể hiện trong bộ ảnh cưới của mình.

Mời bạn cùng tham khảo bộ ảnh dưới đây để có thêm ý tưởng cho bộ ảnh cưới của chính mình:


Xe quầy bar – góc thư giãn tiện lợi, cũng là bối cảnh tuyệt vời cho bộ ảnh cưới




Cô dâu, chú rể trong trang phục thường nhật bên chiếc xe phong cách






 Kết hợp dã ngoại cùng bạn bè và việc chụp ảnh cưới khiến cho bộ ảnh trở nên sống động, tự nhiên hơn


Cô dâu tươi tắn với chiếc nơ xanh trên tóc búi cao


Những chiếc vòng sắc màu trở thành phụ kiện lạ mắt




Cô dâu và phụ dâu



Cô dâu mặc váy hoa mang phong cách cổ điển thập niên 1950 trong bộ sưu tập Something Old Collectio  và đi giày xanh ngọc trong bộ sưu tập Chromatic Gallerie



Lãng mạn bên rừng xanh 
Cúc Chi – Theo Brides

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

ĐỂ CÓ ĐƯỢC CHIẾC XE HOA NHƯ Ý


Lựa chọn xe đón dâu là một trong số những công việc quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho đám cưới.

 

Để có được chiếc xe ưng ý, mời các bạn tham khảo một số bí quyết sau:

1. Xác định xe hoa là xe đi mượn, đi thuê hay xe gia đình

Chú rể nên có kế hoạch chuẩn bị xe cưới sớm. Đầu tiên, cần xác định xe hoa là xe của gia đình, xe đi mượn của người thân hay xe đi thuê. Nếu bạn sở hữu chiếc xe 4 chỗ loại tốt, ưa nhìn hoặc người thân của bạn có chiếc xe đẹp, phù hợp làm xe cưới thì hãy dùng chính những chiếc xe này làm xe hoa. Phương pháp này giúp bạn chủ động hơn về phương tiện, và có thể cắt giảm một khoản tiền chuẩn bị cho đám cưới.

Trong trường hợp xe gia đình là loại xe lớn, từ 7 chỗ trở lên hoặc chiếc xe không phù hợp làm xe đón dâu thì bạn nên mượn xe, và tìm tài xế bởi chú rể không nên lái xe hoa theo truyền thống của người Việt.

Thực tế, hiện nay, phần lớn cô dâu chú rể đều nghĩ tới phương án thuê xe. Bạn dễ dàng thuê được chiếc xe với màu sắc, kiểu dáng, phong cách trang trí phù hợp; và không phải lo về vấn đề mượn tài xế bởi nhà cung cấp dịch vụ biết điều gì là tốt nhất cho bạn.

2. Lựa chọn loại xe cưới

Loại xe được chọn phụ thuộc vào sở thích của đôi uyên ương, ý thích của phụ huynh hai bên cũng như căn cứ vào xu hướng chọn xe trong mùa cưới đó.

Các dòng xe Toyota, BMW, Huyndai hoặc Audi, Mercedes… là những dòng xe được nhiều cô dâu chú rể lựa chọn hiện nay.

3. Xác định rõ chi phí thuê xe

Tốt nhất, bạn nên có giới hạn ngân sách rõ ràng cho việc thuê xe cưới sau khi đã chọn được loại xe phù hợp. Tùy vào khả năng tài chính và khoảng cách giữa hai gia đình, bạn có thể thuê xe trong các khoảng chi phí sau đây:

- Dưới 2.000.000 VNĐ

- Từ 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ

- Từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ

- Từ 5.000.000 VNĐ trở lên

Để nhận được sự tư vấn tối ưu từ nhà cung cấp, bạn nên chỉ rõ giới hạn tài chính của mình khi đến thuê xe.


4. Tìm màu xe ưng ý

Thông thường, cô dâu chú rể sẽ chọn xe màu đen hoặc màu trắng. Màu trắng gợi vẻ trẻ trung, nổi bật trong khi màu đen khiến đám cưới thêm sang trọng. Ngoài ra, bạn có thể chọn xe màu đỏ, màu vàng để “khoe” cá tính.

5. Sự đồng nhất của đoàn xe đón dâu

Nếu đoàn xe của bạn chủ yếu là xe hạng chung với màu sắc, chủng loại phong phú thì nên tìm chiếc xe cưới không quá đắt tiền, nhưng vẫn đảm bảo nổi bật. Trái lại, bạn nên chọn một chiếc xe cưới thực sự sang trọng nếu đoàn xe gồm nhiều xe hơi cao cấp.

Bạn có thể chọn xe mui trần, xe cao cấp hoặc chỉ đơn giản chọn một chiếc xe có màu sắc khác biệt hoặc phong cách trang trí lạ để chiếc xe hoa không bị “chìm” giữa đoàn xe.
Cúc Chi