Trình tự tổ chức đám cưới của bạn
Chuẩn bị đám cưới, bạn phải làm những gì? Việc nào trước, việc nào sau? Hãy đưa ra một lịch trình cụ thể và nhờ sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm nếu không muốn mọi thứ rối tung lên
Chuẩn bị đám cưới, bạn phải làm những gì? Việc nào trước, việc nào sau? Hãy đưa ra một lịch trình cụ thể và nhờ sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm nếu không muốn mọi thứ rối tung lên
Ước định khoảng thời gian sẽ tổ chức lễ cưới. Ghi chú: cần ước định trước khoảng 6 tháng. Đi xem bói: chọn ngày lành tháng tốt có trong tháng đó. Kết hợp xem thiên văn: nên chọn nhằm vào ngày nghỉ (T7, CN) hoặc ngày lễ (để khách có thời gian đi dự). Chọn giờ tổ chức lễ: để khách đến dự thuận lợi đi về (đặc biệt với khách ở quê, không nên chọn tổ chức buổi tối ; và/hoặc nhà hàng bạn chọn thuê đưa giá phải chăng; và/hoặc tránh nóng / mưa; …
Xác định quy mô lễ cưới. Lên danh sách thực khách. Ghi chú: cần ước định trước khoảng 4 tháng. Gồm có: Khách chung của hai vợ chồng. Khách riêng của chồng: bạn thiếu thời, bạn trung học, bạn đại học, bạn cao học và sau cao học (nếu có), bạn quốc tế (nếu có), đồng nghiệp trong công ty, phòng ban, các sếp, đối tác giao dịch,.. Khách riêng của vợ: cơ cấu tương tự. Khách chung của gia đình chồng: bà con bên nội, bà con bên ngoại. Khách chung của gia đình vợ: cơ cấu tương tự. Khách chung của cha mẹ (hai bên), khách riêng của cha (hai bên), khách riêng của mẹ (hai bên). Khách riêng của các anh chị em chồng, Khách riêng của các anh chị em vợ. Trời, còn để sót ai nữa nhỉ? Việc này phải chia ra các đầu mối có liên quan, thương lượng để phân bổ quota hợp lý. Tổng kết đầu khách. Xác định tình trạng hôn nhân (để viết thiệp mời cho thích hợp). Xác định tình trạng hạnh phúc (và/hoặc kinh tế) của mỗi khách (để dự kiến xem họ có đi dự không, nếu dự thì đi single hay double, hay all family (many kids). Từ đó qui ra số bàn cần đặt trước, và tỷ lệ bàn dự phòng. Các bạn nào có kinh nghiệm về việc này (dự kiến số lượng khách và đặt bàn) xin cho ý kiến.
Khảo sát chọn nhà hàng – thực đơn. Ghi chú: cần ước định trước khoảng 3 tháng. Nhà hàng: lên danh sách những nhà hàng nên chọn và không nên chọn dựa trên dư luận báo chí, thân nhân và kinh nghiệm bản thân. Xin các bạn ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TpHCM, Cần Thơ,… cho ý kiến. Đi khảo sát giá và thực đơn. Ký hợp đồng. Xin các bạn có kinh nghiệm cho ý kiến về khoản này: những gì cần lưu ý, cần giao ước rõ, cần cảnh giác tránh bị lừa,..
Quay phim chụp ảnh. Ghi chú: cần ước định trước khoảng 2 tháng. Cho riêng đôi uyên ương. Cho lễ cưới. Xin các bạn có kinh nghiệm cho ý kiến về khoản này: những gì cần lưu ý, cần giao ước rõ, cần cảnh giác tránh bị lừa,..
Các dịch vụ cưới. Ghi chú: cần ước định trước khoảng 1 tháng. Xin các bạn có kinh nghiệm cho ý kiến về khoản này. Đặt xe hoa. Thuê áo cưới. Trang điểm. In thiệp cưới Và gì nữa nhỉ?
Các bước chuẩn bị cuối cùng : Phát thiệp mời (trước 2 tuần). Tái xác nhận hợp đồng nhà hàng, xe, áo, trang điểm. Chuẩn bị các phương án dự phòng. Xin các bạn có kinh nghiệm cho ý kiến về khoản này. Mời người nhà và bạn thân tham gia các công việc trong ngày cưới. Việc gì nhỉ? Rể phụ, dâu phụ, trực bàn ..thu tiền, đón tiếp khách, dẫn đường cho khách vào đúng bàn, theo dõi nhắc nhở người phục vụ trong suốt đám cưới, thực hiện kiểm kê thanh toán sau tiệc cưới…Còn 1 tuần: nghỉ ngơi, chuẩn bị ..chiến !
7 bước chuẩn bị trước khi cưới : Để trở thành cô dâu và chú rể hoàn hảo, “người trong cuộc” đều cần những bước chuẩn bị cụ thể. Thường thì người ta nêu vấn đề và quan tâm tới cô dâu nhiều hơn, nhưng trong bài này chúng tôi xin nêu 7 bước đối với cả cô dâu và chú rể - 2 nhân vật chính của hội hôn.Đối với cô dâu tương lai1.Chọn nhà hàng ít nhất từ 6 tháng tới 9 tháng trước hôn lễ: Bạn đừng cho đây là sự lo xa, vì sự lo xa này hoàn hoàn không thừa. Các nhà tư vấn cưới hỏi cho rằng để không phải gặp sự cố “vắt chân lên cổ mà chạy” vì tới nhà hàng, khách sạn nào cũng bị từ chối vì đã hết chỗ, đôi tân hôn cần liên hệ với nhiều nhà hàng, xem xét thực đơn để chọn cho mình một nơi đặt tiệc hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện mọi mặt của mình nhất.2. Chọn mẫu và in thiệp cưới đầy đủ: Nhiều đôi tân hôn đã sai lầm khi xem nhẹ vịêc này. Vấn đề ở chỗ là cần lập danh sách khách mời thật kỹ để tránh trường hợp sát ngày cưới mới “vắt chân lên cổ” chạy đôn chạy đáo để in thêm thiếp mời.3. Không nên may trang phục cưới quá sớm: Thực tế cho thấy số đo của cô dâu tương lai có thể thay đổi trong những tháng sát hôn lễ. Vì vậy nếu cô dâu may trang phục cưới quá sớm rất dễ vừa mất công sửa chữa và áo sẽ mất đẹp. Các nhà tư vấn khuyên rằng: tốt nhất cô dâu nên chọn kiểu dáng trước cùng với việc chuẩn bị sẵn sàng chất liệu vải. Và chỉ nên may trang phục cưới trước khi lên xe hoa khoảng 1 tháng.4. Chọn cách trang điểm phù hợp nhất: Các cô dâu không nên chủ quan khi quá trông cậy vào chuyên viên trang điểm. Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng khi có thời gian rảnh rỗi, cô dâu tương lai nên tự trang điểm một vài kiểu, từ đó chọn ra cách trang điểm phù hợp nhất với mình dành cho ngày trọng đại của mình.5. Cần lập một quỹ riêng để phòng bội chi: Giống như làm nhà, tổ chức cưới thường bao giờ cũng có những khoản phát sinh. Vì vậy, đôi tân hôn phải chuẩn bị để luôn chắc chắn rằng mình có gần gấp đôi số tiền định chi trong ngày cưới. Và đôi tân hôn cần bỏ số tiền dư ấy vào một quỹ riêng để dự phòng.6. ăn ngủ điều độ để giữ sức khoẻ: Nếu cô dâu không muốn thường xuyên mệt mỏi, da khô, lên cơn đau dạ dày bất chợt hoặc nổi mụn đúng vào ngày cưới…thì nhất thiết cần tập một môn thể dục và ăn ngủ điều độ để đảm bảo sức khoẻ.7. Cần học thuộc quy trình và các bước của hôn lễ: Các nhà tư vấn khuyên cô dâu phải hỏi rõ ý bố mẹ đôi bên về quy trình làm lễ cưới. Đôi tân hôn cũng cần học thuộc điều đó để tránh bỡ ngỡ, vấp váp và lúng túng vào những thời điểm quan trọng nhất.Đối với chàng rể tương lai.1.Chủân bị để có một sức khoẻ mỹ mãn: Không phải ngẫu nhiên các nhà tư vấn đưa yêu cầu này lên đầu tiên. Hãy tưởng tượng cô dâu sẽ thất vọng thế nào nếu chú rể bị mất đi “đàn ông tính”. Không chỉ là sự chuẩn bị cho đêm tân hôn mà đôi khi trong những công việc có tính thủ tục nhất như dìu cô dâu đi chúc tụng hai họ, chụp ảnh, cảm ơn mọi người… nếu như không có sức khỏe chú rể chắc cũng…chịu. Các nhà tư vấn khuyên cả cô dâu chú rể cùng tập thể dục để giữ sức khoẻ cho “hai đứa mình”. Tuy nhiên, việc tập của chú rể là gần như bắt buộc.2. Không tập uống rượu bằng mọi giá: Nếu tửu lượng khá chú rể có thể yên tâm một phần trong ngày vui. Còn tửu lượng kém thì cũng đừng nghe các “quân sư quạt mo” tư vấn không đúng, nếu họ khuyên chú rể phải tập uống rượu bằng mọi giá. Bởi vì tửu lượng phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và tạng người cũng như khả năng tiếp nhận của mỗi người. Đừng cố tập uống rượu nếu không lợi bất cập hại.3. Đừng quá coi nhẹ trang phục cho mình: Nhiều chú rể đã tỏ ra không mấy quan tâm tới chuyện trang phục. Có chú rể tương lai còn bàng quan: “ Quan trọng là trang phục cô dâu chứ chú rể mặc thế nào mà chẳng được”. Hậu quả là cô dâu “mặt dài như cái bơm” vì thấy trang phục chú rể không tương xứng với mình và các tấm ảnh cưới vì thế cũng xấu đi, vì “ông chẳng bà chuộc”. Tốt nhất là chú rể nên bàn bạc với cô dâu để chuẩn bị đầy đủ trang phục cưới hài lòng nhất cho cả hai người.4. Nên sử dụng một số loại thuốc bổ hợp lý: Có nhiều lọai thuốc bổ dành cho chú rể. Nên dùng các loại thuốc hoạt hoá hệ nội tiết và tăng hoạt động các cấu trúc thần kinh, tăng phản xạ, tăng cường các hoạt động sinh lý; hỗ trợ chức năng gan, phòng ngừa bệnh tim mạch, duy trì trạng thái hoạt động cao và chống mệt mỏi cơ bắp…Các loại rượu thuốc có ngâm cá ngựa, tằm đực, long nhãn, bìm bịp…cũng nên được chú rể sử dụng hợp lý.5. Quan tâm tới hội hôn và MC (người dẫn chương trình): Cũng như cô dâu, chú rể không những không thể không học thuộc quy trình hôn lễ mà còn cần biết lường trước những phát sinh. Chẳng hạn phải biết MC là người như thế nào, có kinh nghiệm và có chuyên nghiệp không. Nếu không quan tâm tới điều này, chú rể sẽ là người phải “chữa cháy” trong nhiều trường hợp khó xử.6. Cần luôn là người chủ động: Giống như vai trò trụ cột trong gia đình tương lai, trong ngày vui của mình chú rể cũng cần tập cho mình vai trò quyết định và xử lý những vấn đề quan trọng. Cần tự mình chuẩn bị đầy đủ để vừa thực hiện tốt vai trò của mình, vừa tránh những câu hỏi dành …cho vợ, kiểu như: “Em ơi, cái này làm thế nào?” hoặc “Em ơi, theo em thì nên thế nào?”…7. Tăng cường khả năng bao quát công việc: Yêu cầu này đối với chú rể tương lai được các nhà tư vấn gọi là “khả năng bao sân”. Đây là đòi hỏi về sự chủ động, quyết đoán, năng động, nhanh nhậy và sự thông minh khi đưa ra các quyết định trong từng thời điểm cụ thể. Người ta không hy vọng những điều trên ở cô dâu mà chỉ có thể hy vọng ở chú rể vì “trời sinh ra đã như thế”. Để hoàn thành vai trò thiên định này, chú rể có thể tham khảo ý kiến của gia đình đôi bên, bạn bè thân thiết hoặc đặc biệt là ở các nhà tư vấn, tâm lý gia đình…Không thể khoanh tay ngồi chờĐể trở thành cô dâu cũng như chú rể hoàn hảo, hoàn toàn không đơn giản. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể làm được. Có rất nhiều sự cố, rất nhiều vấn đề phát sinh đang chực chờ đôi tân hôn trong ngày cưới. Chuẩn bị cho nó mọi mặt một cách tốt nhất, đặc biệt là về các trạng thái tâm lý và sức khoẻ, chắc chắn cô dâu chú rể sẽ có được ngày vui trọn vẹn.Vấn đề là ở chỗ “muốn có gì phải có gì”. Các đôi tân hôn sẽ không thể có mọi thứ như ý nếu cứ chỉ khoanh tay ngồi chờ…
Lập kế hoạch 12 tháng trước ngày cưới : Lập kế hoạch cho đám cưới đòi hỏi phải có tổ chức và lưu ý từng chi tiết, và đôi khi rất khó có thể nhớ mọi thứ bạn cần phải làm. Sau đây là bản liệt kê những mục cần kiểm tra bạn có thê tham khảo để giúp bạn tổ chức tốt. In ra và giữ bên bạn để kiểm tra tiến trình bạn thực hiên những việc chuẩn bị cho ngày cưới của bạn được hoàn hảo. 12 tháng hoặc hơn trước ngày cưới của bạnThông báo dự định đám cưới cho cả hai gia đình. Sắp xếp để hai bên gặp mặt bàn bạc về chuyện cưới.Xác định kiểu đám cưới cho bạn (lịch sự, thông thường, đơn giản)Liệt kê những gì quan trọng cần làm cho đám cưới của bạn, nó sẽ giúp bạn xác định được ngân sách cần chi phí.Ngồi lại với vợ (chồng) tương lai của bạn và thảo luận về ngân sách cho đám cưới, và ai là người trả cho cái gì.Làm lên quyển sổ kế hoạch đám cưới ( 3 tập quyển sổ lớn). Dùng chúng để lưu trữ những thông tin, hợp đồng, ý tưởng, hình chụp,...Nói chuyện với những người ở giáo đường về những yêu cầu của bạn (nếu bạn là người thiên chúa giáo)Chọn ra 2 hoặc 3 ngày cưới đẹp và tìm kiếm nơi đãi tiệc. Nếu những nơi đãi tịêc bạn thích còn chỗ cho một trong những ngày đẹp bạn đã chọn, bạn nên đặt chỗ ngay; nhiều chỗ đãi tiệc thường bị book trước cả 1 hoặc 2 năm về trước.9 tới 11 tháng trước khi cướiBắt đầu tìm kiếm và nói chuyện với những chuyên gia về:Chụp hìnhQuay phimQuản lý khách sạnTư vấn (nếu cần)Hoa cướiNếu bất kỳ người làm dịch vụ phục vụ đám cưới sẵn sàng cho ngày cưới bạn đã chọn và phù hợp với túi tiền của bạn, hãy book ngay dịch vụ đó! Giống như nhà hàng, những dịch vụ này cũng đã được book cả năm về trước. Cùng với Ba Má hai bạn, bắt đầu liệt kê danh sách khách mời. Bạn có thể thu hẹp lại số lượng khách mời sao cho phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Bắt đầu tìm kiếm thông tin trên tạp chí cưới hỏi, hội chợ triển lãm cưới và tìm kiếm trên internet.Quyết định chọn màu sắc cho đám cưới của bạn, nhạc và kiểu đám cưới. Chọn những người giúp bạn trong ngày cưới (phù dâu, phù rể, người hướng dẫn chỗ ngồi, bé gái theo sau,...) Chọn và mua nhẫn cưới.Bắt đầu tìm kiếm và lựa chọn nơi đi tuần trăng mật. Thảo luận nơi nào cả hai bạn cùng muốn đi, nếu cần ghé và hỏi thăm thông tin ở những điểm đại lý du lịch.Bắt đầu tìm kiếm áo cưới, khăn che mặt, phụ trang và trang phục cưới.6 tới 8 tháng trước khi cướiBắt đầu lập kế hoạch chọn nhạc cho buổi lễ và tiệc cưới.Bạn nên hoàn thành quyết định và mua áo cưới, khăn che mặt, và phụ trang.Nếu bạn đã có sự đồng ý cho việc lựa chọn cái gì thì hãy quan tâm tới chúng.Hoàn tất trang phục cho những người giúp bạn trong ngày cưới (như phù dâu, phù rể,...)Bắt đầu tìm kiếm mẫu thiệp cưới.4 tới 5 tháng trước khi cướiLàm việc với người làm hoa và hoàn tất những yêu cầu bạn cần với họ.Đặt làm thiệp cưới, phong bì ngoài và trong của thiệp cưới.Bắt đầu tìm kiếm kiểu trang phục chú rể phù hợpĐặt chỗ cho phương tiện đi lại trong ngày cưới.Lập kế hoạch trang trí tiệc cướiSắp xếp chỗ ở cho những người khách ở xa (như đặt chỗ khách sạn).Chọn kiểu bánh cướiLập kế hoạch tập dượt cho tiệc cưới.Liên hệ với người viết tên khách mời vô thiệp cưới (nếu cần)Quyết định các món ăn và những thứ ưa thích trong tiệc cưới.3 tháng trước khi cướiĐặt bánh cướiGặp mặt người giáo mục để thảo luận chi tiết về lễ cưới (nếu cần).Hoàn tất danh sách khách mờiXác định lại kế hoạch tập dượt cho tiệc cướiMua dao cắt bánh, sổ ký tên cho khách mờiMua quà cho những người giúp đỡ bạn trong ngày cưới.Thử trang phục cưới.Xác thực và sắp xếp cho ngày đi hưởng tuần trăng mật.Ghi tên khách mời vô thiệp cưới hoặc thuê người viết.2 tháng trước khi cướiLập kế hoạch gặp mặt những người tư vấn làm tóc và trang điểm để thử trước.Làm thủ tục đăng ký kết hônHẹn thử áo cưới lần đầu tiênGặp mặt những nơi làm dịch vụ cưới cho bạn để hoàn tất mọi yêu cầu.Hoàn tất việc chọn nhạc cho đám cưới.Chụp hình chân dung cướiGặp mặt người giáo mục để hoàn tất những chi tiết cho buổi làm lễ cưới tại nhà thờ (nếu cần)Đặt phòng cho đên tân hôn (nếu cần)1 tháng trước khi cướiGửi thiệp mời.Xác thực đặt chỗ cho tuần trăng mậtGặp mặt người chụp hình và quay phim để thảo luận chi tiết.Bắt đầu sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi cho khách mời.Thử lại lần cuối áo cướiSắp xếp ghế ngồi cho em bé (nếu cần)Hoàn thành và in ra chương trình của đám cướiXác thực những khoản tiền cần chi trả cho những dịch vụ với thời gian và địa điểm giao đồ.Lấy giấy Đăng ký kết hôn2 tuần trước khi cướiHoàn tất sơ đồ chỗ ngồi của khách mời.Xác thực thời gian giao đồ và địa điểm với người làm hoa, bánh cưới.Lấy trang phục cưới, trang phục cho những người giúp bạn trong ngày cưới, và lấy cả những phụ trang về.Đưa chính xác số lượng khách cho người quản lý tiệc cưới ở khách sạn.Xác thực mọi thứ với những nơi làm dịch vụ cưới cho bạn Chắc chắn rằng tất cả những người giúp bạn trong ngày cưới thử đồ vừa vặn lần cuối.10 ngày trước khi cướiTập dượt lễ trướcThử đồ ăn trong menu tiệc cưới.Cắt sửa móng tay và móng chânNhắc lại ngày cưới với những người cho thuê phương tiện trong ngày cướiKiểm tra lại ngày với người làm tóc và trang điểmNếu bạn được phép vào nơi làm lễ và nơi đãi tiệc, hãy mang tất cả những thứ cần thiết tới đó trước (như đồ trang trí, sổ ký tên khách mời,...)Cất cẩn thận vô nơi an toàn những thứ bạn cần cho ngày cưới (như giấy kết hôn, áo cưới, giày,..)Nói chuyện với tất cả những người giúp đỡ bạn trong tiệc cưới và nói rõ vị trí của họ trong ngày đó.Cố gắng đi ngủ sớm và ngủ ngon.Vào ngày cướiĂn sáng mặc dù bạn cảm thấy không đói bụngChia sẻ cảm nhận riêng tư với người bạn đời của mìnhLàm tóc và trang điểmTặng nhẫn cho người bạn đời của mìnhBắt đầu thay đồ cưới từ hai tiếng trước giờ làm lễ.Hãy dành thời gian ngắm nhìn bạn trước gương trước khi bước ra gặp mặt hai họ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét