Những tập tục cưới của Việt Nam .
Ngày nay, việc cưới và được tổ chức theo hình thức mới, ít coi trọng tục lệ cũ, nhưng những truyền thống đằng sau các bước và nghi thức chính chưa phải đã mất hết. Tuy nhiên, các đám cưới truyền thống xưa cũng khác nhau tùy theo vùng và dân tộc
Ngày nay, khi những người dân thành thị ở Việt Nam làm đám cưới, cả cô dâu và chú rể đều mặc quần áo cưới theo kiểu phương Tây, thay cho những bộ đồ cưới cổ truyền. Nhưng, ngay cả khi họ vẫn mặc bộ đồ cưới cổ truyền thì những bộ đồ cưới này không chỉ là màu trắng như vẫn dùng từ thế hệ này qua thế hệ khác, mà cả những bộ đồ mới nguyên màu hồng và màu đỏ.
Ngày xưa, cha mẹ thường lựa chọn nàng dâu cho con trai mình. Ở vùng cao, nam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu, cha mẹ chỉ tham gia khi con cái đã có sự lựa chọn. Đôi khi, trong những gia đình là bạn thân của nhau thì cha mẹ sắp xếp chuyện cưới xin, sắp đặt tương lai cho con cái. Thời Pháp thuộc, việc lựa chọn vị hôn phu theo kiểu Tây phương bắt đầu có ảnh hưởng đến truyền thống hôn nhân của Việt Nam - tương tự như truyền thống của các dân tộc châu Á khác. Mặc dù, nam nữ thanh niên ngày nay có thể tự do hơn trong việc lựa chọn người bạn đời, nhưng sự đồng ý của cha mẹ, đặc biệt trong các gia đình lớn, vẫn là cần thiết.
Trong các dân tộc ít người, việc lựa chọn người bạn đời thường được dành cho từng cá nhân. Ở Tây Nguyên, nam nữ thanh niên có thể hẹn hò, gặp gỡ nhau trong rừng, ở nhà hoặc trong các lễ hội. Một số cha mẹ còn dựng các lều nhỏ cho con gái mình làm nơi hò hẹn. Cô gái sẽ mời người yêu của mình về ở với cô trong lều năm đêm. Nếu chàng trai không đồng ý lấy cô thì phải nộp phạt cho nhà gái một con gà và một ché rượu. Nếu đôi trai gái đồng ý kết hôn, họ sẽ thưa chuyện với cha mẹ. Qua các ông mối, các thiếu nữ Gia Lai và Ê Đê thường ngỏ tình cảm và đưa tặng người yêu chiếc vòng tay. Nếu người bạn trai nhận vòng, tức là họ chấp nhận lời hứa hôn và hôn lễ sẽ được cử hành sau đó.
Đối với người Mông, khi đôi trai gái đồng ý cưới nhau, chàng trai sẽ báo trước cho người yêu biết ngày và nơi mà cô sẽ bị "bắt". Theo tục lệ “bắt vợ” này, người con gái sẽ được đưa về nhà người yêu như một "tù nhân". Sau 3 ngày bị "bắt", nếu cô gái không trốn khỏi nhà có nghĩa là cô gái đã đồng ý cưới chàng trai. Sau đó, cha mẹ chàng trai nhờ ông mối chọn ngày lành tháng tốt cho lễ cưới. Cô gái được trở về nhà để chuẩn bị tư trang và váy áo cho đám cưới.
Đôi khi, thêm một lần thử thách người yêu, cô gái Mông lại yêu cầu người yêu "bắt" cô ngay tại nhà vào giữa đêm - việc này không phải là dễ vì lúc này trong nhà thường có đầy đủ mọi người. Để giúp người yêu, cô gái thường để ngỏ cửa sau. Khi bị "bắt", cô gái có thể sẽ hoảng sợ, kêu thật to, đánh thức cả nhà. Nếu chàng trai kéo được cô thật nhanh ra khỏi nhà thì càng chứng tỏ chàng trai của cô là người dũng cảm và mạnh mẽ.
Nhiều chàng trai Mông muốn mang hạnh phúc bất ngờ cho người yêu. Họ đến "bắt" mà không báo trước, lại còn giả làm người lạ để cô gái không nhận ra ngay từ đầu. Nhưng sau đó, cô gái sẽ vô cùng hạnh phúc khi nhận ra người yêu. Một số cô gái đã biết trước thường tách ra khỏi bạn bè, ở nơi vắng vẻ để bị "bắt" được thuận tiện. Từ bao đời nay, tục lệ "bắt vợ" này vẫn còn tồn tại.
Ở vùng Tây Bắc, khi chàng trai muốn cưới cô gái, anh ta thường rủ bạn bè, mang những chiếc khèn bè, đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn các cô gái. Qua thời gian tìm hiểu, chàng trai nào chọn được người yêu rồi sẽ nói với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân. Theo tục lệ cũ, người con trai phải đến ở nhà người con gái trong 3 tháng trước khi làm lễ cưới chính thức. Anh ta chỉ được phép ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới. Anh ta cũng chỉ được phép mang theo một con dao để làm việc. Sau thời gian “thử thách” 3 tháng, nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý, chàng trai sẽ trở về nhà để báo cho bố mẹ mình biết. Lần này, anh ta mới được mang tư trang của mình đến và ở đó suốt 3 năm. Lễ thành hôn chính thức chỉ được tiến hành sau 3 năm! Sau 3 năm, nếu đồng ý lấy chàng trai, cô gái sẽ búi tóc bằng trâm cài đầu và cái độn tóc giả do gia đình nhà trai mang đến. Cô gái nào không muốn cưới chàng trai sau 3 năm đó sẽ phản kháng bằng cách cắt trụi tóc mình. Sau lễ cưới, chú rể sẽ tiếp tục ở nhà gái từ một đến mười năm và chỉ được phép đưa vợ về nhà mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng. Lần này, nàng dâu phải chuẩn bị nhiều quà biếu gia đình bên chồng như tấm áo khoác thật đẹp cho mẹ chồng, một bộ quần áo thật đẹp biếu bố chồng và những tấm khăn piêu biếu cô bác bên chồng.
Trong một số trường hợp khi đám cưới do bố mẹ sắp xếp, lễ nạp thái đánh dấu lần đầu tiên hai gia đình gặp nhau. Ở giai đoạn này, chàng trai và cô gái đã được "lựa chọn". Sau đó, gia đình chú rể sẽ hỏi họ tên, ngày sinh tháng đẻ cô dâu tương lai. Song, họ thường nhờ thầy số bấm tuổi từng người, so đôi tuổi xem đôi trai gái có thể sống hòa hợp nhau và bền lâu hay không.
Khi mọi thứ suôn sẻ, gia đình chú rể sẽ thông báo cho gia đình cô dâu biết và trước lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái sẽ thách cưới. Lễ vật gồm gạo nếp, gà, thịt heo, trà, trầu cau cho lễ cưới, một số nữ trang và vải vóc cho con gái. Việc đem những lễ vật này đánh dấu bước ăn hỏi giữa hai gia đình.
Trầu cau mang điển tích nhắc nhở lòng thủy chung của đôi trai gái. Gia đình cô dâu sẽ biếu lại nhà trai một phần lễ vật, số còn lại đem chia thành gói nhỏ, biếu họ hàng, bạn hữu để báo tin con mình đã đính hôn.
Từ ngày ăn hỏi đến ngày cưới, có tục sêu Tết. Chàng rể chưa cưới biếu nhà vợ mùa nào thức nấy những thứ đầu mùa như chim ngói, ngỗng, dưa hấu... Thời gian này, nhà gái thường phải tỏ ra không vội vã trong khi chú rể biết rằng anh ta phải cưới vợ càng nhanh càng tốt. Trong dân gian có câu rằng: “Cưới vợ thì cưới liền tay” bởi vì cô gái có thể bỏ đi với người khác nếu phải chờ đợi quá lâu.
Lễ cưới được tổ chức khác nhau tùy theo từng vùng. Ở vùng nông thôn miền bắc có tục chăng dây tơ hồng đám cưới. Một số thanh niên bên nhà gái chăng một sợi chỉ đỏ ngang đường mà cắt đi là điều tối kỵ. Nếu sợi tơ hồng bị đứt, cặp vợ chồng không thể ăn đời ở kiếp với nhau lâu được. Dưới sợi tơ hồng đó đặt một chiếc bàn, có sẵn bút, mực và giấy, trên giấy đã ghi sẵn một vế đối mà chú rể phải viết nốt vế đối còn lại. Thí dụ: nếu một vế của câu đối là: "Đông sàng tự Cổ, Đô Tây tịch." (Cái giường phía Đông từ xưa vẫn trải chiếu phía Tây) thì chú rể đối lại như sau: "Nam nhạn quy Trình, Xá Bắc chân." (Con chim nhạn ở phương Nam bay về - đỗ ở bãi phía Bắc).
Một khi chú rể hoặc một người trong họ nhà trai hoàn thành vế câu đối, chú rể coi như đã “đậu”. Nhà gái cuốn sợi dây tơ hồng lại, nổ pháo tưng bừng, đón mừng chú rể. Gia đình chú rể được mời ăn trầu, uống rượu và ăn cơm chiều. Sau bữa ăn, đại diện nhà gái mặc quần áo đẹp, cùng cô dâu, chú rể trở về nhà chú rể.
Về đến nhà chú rể, cô dâu phải bước qua một lò nhỏ than hồng, tục rằng để đốt vía, tránh dư luận gièm pha. Hai người làm lễ tế tơ hồng, khấn Ông Tơ Bà Nguyệt, rồi cùng uống chung chén rượu, cùng ăn chung khẩu trầu. Đến lễ gia tiên, hai người lạy ông bà, cha mẹ.
Nghi lễ cuối cùng chấm dứt khi cô dâu chú rể vào phòng. Một bà cao tuổi, vợ chồng song toàn, con cái đông đủ được mới sắp giường, giải chiếu cho đôi vợ chồng mới. Xong, mọi người rút lui.
Ngày hôm sau hoặc sau 4 ngày, đôi vợ chồng mới về thăm gia đình nhà vợ, thường mang theo mâm lễ, có cả con lợn quay. Nghi lễ này gọi là Lễ nhị hỷ hoặc Lễ tứ hỷ. Nếu rủi thấy tai con lợn đem sang bị xẻo, đó là báo hiệu có chuyện “trục trặc”.
Ở, vùng nông thôn, đôi vợ chồng mới cưới thường phải nộp cheo bằng một số vật liệu như gạch, ngói để tu bổ hoặc xây mới các công trình công cộng của làng xóm bên gái như đình, điếm, đường làng, cổng làng... Việc này chứng tỏ đôi vợ chồng mới là thành viên của làng, của xóm.
Trong các đám cưới ở thành phố hiện nay, các phu cưới được thay bằng các xe xích lô lọng vàng hoặc ô-tô chở lễ vật từ nhà trai sang nhà gái. Đám cưới giảm hầu hết các nghi lễ cổ kính mà thay bằng tiệc tùng náo nhiệt, có ca hát, có nhạc mới, một số nơi có cả khiêu vũ, chụp ảnh, quay phim. Cô dâu, chú rể lên xe hoa về nhà.
Ngày nay, đám cưới đã có những thay đổi lớn, theo thời gian và thời thế. Người phụ nữ không còn quanh quẩn trong nhà nữa, đã ra ngoài xã hội, làm mọi công việc bình đẳng với nam giới, tự quyết định lấy cuộc đời của mình. Tuy nhiên, những nghi lễ cần thiết như cưới, hỏi vẫn phải có vì thanh niên ngày nay vẫn phải xin phép cha mẹ khi cưới xin.
Theo lệ làng, người Việt nam nói chung có “lễ nạp tài” trong ngày cưới, tức là bố mẹ chú rể dẫn lễ xin dâu sang nhà gái. Lễ gồm trầu cau, rượu - chè - thuốc, 1 chiếc nón lá, 1 đến 3 bộ quần áo cô dâu, 1 đôi hoa tai, 1 nhẫn và 1 vòng cổ đều bằng vàng Trước lễ nạp tài là lễ ăn hỏi, trước lễ ăn hỏi là lễ chạm ngõ. Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai phải đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết đã có sẵn cho cô dâu đầy đủ. Đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn sau này, cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Do không hiểu ý nghĩa này, mà nhiều nơi đã xảy ra nạn thách cưới. Nhà gái đòi điều kiện của cải, bù vào việc nhà mình mất người. Rồi còn xảy ra tệ nạn sau khi cô dâu về, bà mẹ chồng đã thu lại các của cải để bù vào việc đi vay mượn trước đó. Thách cưới đã thành hủ tục, giờ đây đã được bỏ đi.
2/Trình tự tiến hành lễ cưới của người Việt Nam, từ Nam chí Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi – tên gọi có thể khác nhau, nhưng đều thống nhất như sau:
Sự mối manh: Đầu tiên phải có người trung gian, đóng vai trò bắc cầu cho hai bên gia đình… Đó thường là người đứng tuổi, có uy tín, có kinh nghiệm.
Lễ chạm ngõ
Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là trầu, cau, rượu, chè. Phải có trầu cau mới được, vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Không có trầu là không theo lễ.
Lễ vấn danh (ăn hỏi)
Chữ Hán gọi chữ này là lễ vấn danh (hỏi tên tuổi, so đôi lứa). Gọi như thế thôi chứ người ta đã biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng (dù chưa cưới). Cô đã phải biết bổn phận rồi, và những nhà khác cũng phải biết, đừng lai vãng mối lái gì nữa. Nhân dân nói một cách mộc mạc mà rất có ý vị. Đó là ngày bỏ hàng rào. Nghĩa là con gái nhà này đã được gài, được đánh dấu rồi, xin đừng ai hỏi đến nữa. Còn một cái tên nôm na để dịch lễ vấn danh: lễ ăn hỏi.
Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà (pha đủ một ấm), một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ thôi. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới.
Lễ cưới
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai phải đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết đã có sẵn cho cô dâu đầy đủ. Đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn sau này, cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Do không hiểu ý nghĩa này, mà nhiều nơi đã xảy ra nạn thách cưới. Nhà gái đòi điều kiện của cải, bù vào việc nhà mình mất người. Rồi còn xảy ra tệ nạn sau khi cô dâu về, bà mẹ chồng đã thu lại các của cải để bù vào việc đi vay mượn trước đó. Thách cưới đã thành hủ tục, giờ đây đã được bỏ đi.
Lễ xin dâu
Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến.
Lễ rước dâu
Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành từng đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu đứng sẵn để cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ. Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
Rước râu vào nhà
Đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
Lễ tơ hồng
Cả hai họ cùng ngồi ăn uống xong, tất cả ra về, trừ người thân tín thì ở lại. Họ chờ cho cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau, là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng tơ hồng đơn giản nhưng rất thanh lịch, không có cỗ bàn nhưng có rượu và hoa quả. Có thể cúng trong nhà, mà cũng có thể cúng dưới trời . Ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng, chứng kiến buổi lễ. Lạy cụ tơ hồng, rồi hai vợ chồng vái nhau (gọi là phu thê giao bái). Các đám cưới quý tộc thì việc tổ chức có quy cách hơn.
Trải giường chiếu
Xong lễ tơ hồng, thì cô dâu chú rể cùng mọi người vào phòng cô dâu. Trong lúc này trên chiếc giường cưới đã có sẵn đôi chiếu mới úp vào nhau. Bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, sẽ trải đôi chiếu lên giường, trải cho ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận.
Lễ hợp cẩn
Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh. Loại bánh này gọi là bánh phu thê (sau này ta đọc thành bánh xu xê). Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống, phải cùng cạn chén, cùng ăn hết cái bánh - chỉ co hai vợ chồng, không chia cho ai, không để thừa.
Mọi người ra ngoài, để hai vợ chồng cùng tâm sự. Ở một số nhà khá giả, thiên về hoạt động văn hoá, thì những bạn bè văn chương chữ nghĩa với chàng rể còn mang hoa, thắp đền sáng rực trong phòng hợp cẩn. Họ cũng ca hát, gây tiếng động, hoặc vỗ tay, đập các khúc gỗ vào nhau. Do đó mà sau có chữ động phòng hoa chúc.
Lễ lại mặt
Cũng gọi là ngày nhị hỉ, lễ cưới xong, sáng hôm sau, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà gái, mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lơn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay. Nhưng trường hợp này rất hiếm.
Lễ cheo
Lễ cưới Việt Nam còn có một hiện tượng độc đáo, đó là lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng. Thật ra đây cũng là thủ tục như bây giờ chúng ta đăng ký ở Uỷ ban. Song người Việt không cho đó chỉ là thủ tục, mà là một lễ nghi hẳn hoi. Người theo chữ nghĩa sách vở thì gọi lễ cheo này là lễ lan nhai (nhiều người đọc ra là lễ lan giai). Lan nhai có nghĩa là tiền nộp cheo cho làng khi nhà trai đến đón dâu ở nhà gái.
Cách thức tổ chức, trình tự tiến hành của một đám cưới Việt Nam ngày xưa là như vậy. Những đám cưới theo kiểu mới hiện nay, theo phong trào, theo quan niệm mới (thật ra thì chưa thành quan điểm), ta cứ làm mà thực ra thì chưa ưng lắm. Gần đây đời sống của ta có tươi hơn, chuyện xã giao, chuyện theo đà cũng rầm rộ hơn, khiến cho nhiều người biết là không ổn mà vẫn cứ phải theo những kiểu cách phô trương (có cả trục lợi).
Nhìn lại các phong tục cổ truyền của đám cưới ngày xưa, phải thành thực nhận rằng nhiều người trong chúng ta chưa thật tiếp cận đúng với tinh thần, ý nghĩa nên chỉ thấy phần thiếu sót: nhiều nghi lễ phiền phức, mang tính phong kiến nặng nề; nhiều hủ tục: chuyện thách cưới, chuyện ở rể, chuyện đăng môn hộ đối… làm giảm đi ý nghĩa của hôn nhân, đám cưới phô trương cỗ bàn, khoe khoang y phục, hát xướng…
Thật ra người dân ta, ngày xưa có ưa gì những đám cưới loè loẹt đâu. Nhưng một mặt khác, lại phải thấy rằng, cách tổ chức ngày xưa quả thực có ý nghĩa sâu sắc và có những nét đẹp. Các đám cưới mới của chúng ta ngày nay, phải xin phép để nói rằng, nhiều trường hợp đã không thể hiện được cái đẹp, cái hay đã có.
Về ý nghĩa sâu sắc, có tính cách triết học, có thiên về tâm linh, người ta hiểu rằng: hôn nhân là việc hệ trọng, là thiêng liêng. Vì thế người ta thấy cần phải theo lễ. Phải gọi là lễ cưới chứ không chỉ là đám cưới suông. Lấy vợ, lấy chồng là một việc thiêng liêng của đời người. Lấy nhau vì tình, nhưng cũng còn vì nghĩa nữa. Nhiều cô cậu ngày nay chỉ biết yêu nhau mà lấy nhau, để thoả mãn sự gắn bó, có lẽ không khẳng định là dài hay ngắn.
Cưới vợ cưới chồng ở Việt Nam la có sự chứng kiến của thần thánh tổ tiên (có tơ hồng). Đó là thần quyền. Rồi phải có làng xóm, pháp luật công nhận (lễ nộp cheo. Đó là pháp quyền. Và trước nhất anh chị phải yêu nhau, phải thấy hợp nhau, hợp tuổi tác. Đó là nhân quyền. Những đám cưới có hai cô cậu biết nhau (mời bạn bè đến ăn) cũng chỉ là quan hệ cá nhân mà thôi. Chỉ biết yêu, chứ không biết đó là thiêng liêng, nên sự ràng buộc chỉ là mức độ.
Đám cưới Việt phải có trầu, cau mới thể hiện được sự ràng buộc của tình nghĩa vợ chồng và linh ứng của thần linh. “Ba đồng một mớ trầu cay – Sao anh không hỏi những ngày còn không…” là ý nghĩa như thế.
Lễ vật đám cưới truyền thống - ở các nhà bình dân – không có mâm cao cỗ đầy, không ai đếm món: mâm này năm trăm, mâm kia sáu trăm, nhà các quan to thì lắm xe đưa đón. Nhưng người dân Việt Nam biết chọn các lễ vật đẹp. Những cốm, hồng, những dây lụa chăng đường, những bài thơ, bài hát. Thật là đẹp đẽ và cảm động. Cái đẹp của lễ cưới Việt Nam là như thế.
3/Xưa gọi là Hôn-Lễ, vì nó có ý nghĩa riêng, vì theo lễ tục xưa người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối. Buổi chiều tối là lúc Dương qua Âm lại, âm dương giao hoán với nhau được thuần, cho nên dùng giờ này để làm Hôn-Lễ, tức là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất.
Theo xưa thì có 6 lễ, phân ra như sau :
1. Vấn danh ( hay là cầu thân )
2. Sơ vấn ( hay là lễ sỉ lời )
3. Ðại đăng khoa ( lễ đám hỏi )
4. Sỉ lời ( tức là lễ hỏi thăm nhà gái đòi hỏi những lễ vật, tiền nong thế nào )
5. Lễ nạp tài và thăm con dâu Lễ tiểu đăng khoa ( tức là lễ cưới )
1.- Lễ Nạp Thái
Theo tục lệ Trung Hoa thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn". Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người Trung Hoa nào còn theo cổ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim nhạn. (Loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình).
2.- Lễ Vấn Danh
Là hỏi tên và họ của cô gái là gì, được bao nhiêu tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa.
3.- Lễ Nạp Cát
Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là.
4.- Lễ Nạp Chưng
Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu.
5.- Lễ Thỉnh Kỳ
Là Lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thế nào nhà gái cũng tùy ý bên trai.
6.- Lễ Thân Nghinh
Là đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định của bên trai. Bên trai đem lễ vật sang làm lễ rước dâu về.
1/Hôn lễ Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề theo Chu Công lễ, về sau dần dà cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc ta.
Hôn lễ Việt Nam từ đây thiên về xã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn và chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nề câu nệ theo tín ngưỡng và phép tắc, giáo điều Khổng Mạnh. Cho nên tới cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hôn lễ trong đời sống Việt Nam có tính cởi mở nhiều và ngày càng giản lược nhưng thân hòa, ý nghĩa hơn.
· Bắn tin: Sau khi người con trai đã tìm hiểu và đã có ý kén người con gái làm bạn trăm năm, bố mẹ chàng trai nhờ người đưa tin cho bố mẹ cô gái có ưng chịu hay không ưng chịu thì cho tin lại. Về tục bắn tin này, luật ta xưa có nói rằng: "Trước khi đi hỏi, nhà con gái phải làm hôn thư, kể rõ hai người ấy có bệnh tật gì không, con vợ cả, hay con vợ lẽ". Ngày nay lệ lập "hôn thư" không còn nữa, đôi bên chỉ nói miệng cho nhau. Trước đây, một đôi gia đình sang trọng khi cưới xin phỏng theo sách "Văn Công gia lễ" làn hôn thiếp bằng giấy hồng đào, có kê đồ lễ vật, nhưng đây đây chỉ là trường hợp rất hãn hữu.
· Dạm ngõ hay xem mặt: Có nhiều cặp trai gái, đã gặp gỡ nhau rồi mới lấy nhau, nhưng việc hôn nhân do cha mẹ định , nên có nhiều đôi trai gái không hề biết mặt nhau; Lễ "chạm ngõ" để chàng trai xem mặt cô gái, và cũng là dịp để cô gái thấy rõ người phối ngẫu tương lai của mình. Lẽ tất nhiên tin đi, mối lại phải nhờ ông mai bà mai. Ông bà mai thường nói hay cho cả hai bên, đôi bên cũng nhân lễ "chạm ngõ"để xác nhận lời nói của ông mai bà mai. Trong lễ "chạm ngõ", đôi bên thường khơi ra những câu chuyện để tìm hiểu chú rể cô dâu, nhất là nhà trai. Muốn tìm biết cô dâu trong lúc ở nhà mình, nhà trai nhìn cô dâu trong công việc làm, xét cô dâu trong cử chỉ. Trong cuộc hôn nhân việc "chạm ngõ" chỉ làm theo tục lệ, đôi bên họ đều tin ở ông mai, bà mai. Giờ đây lễ "chạm ngõ"õ chỉ còn là một lễ theo hình thức vì khi đôi bên trai gái đã hiểu nhau lắm, không cần phải tới ngày "chạm ngõ" mới biết nhau.
· Ăn dặm hay vấn danh: Lễ này ngày nay không còn . Theo tục lệ, khi ông mai bà mai đã được nhà gái trả lời ưng thuận hôn nhân, liền báo tin cho nhà trai biết. Kế đó, ông hoặc bà mai dẫn mấy đại diện của nhà trai tới nhà gái với lễ vật, thường gồm cau trầu, chè rượu. Trong dịp này, nhà trai xin tờ "lộc mệnh" của cô dâu, tức là giấy ghi ngày sinh tháng đẻ.
· Ăn hỏi hay nạp tệ: Sau lễ ăn dặm rồi, ông hoặc bà mai liên lạc với nhà gái để ấn định ngày ăn hỏi.Đến ngày ấn định ông hoặc bà mai dẫn nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính thức công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái đã nghiễm nhiên đã trở thành đôi vợ chồng chưa cưới. Lễ ăn hỏi gồm cau, rượu, chè (trà) và bánh trái. Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh xu xê và bánh cốm, bánh xu xê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm, hoặc bánh chưng và bánh dày, bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và cả quả nem nữa dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng tronghộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay...Những lễ ăn hỏi của nhà trai mang tới, nhà gái đặt một ít lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chi cho họ hàng, thân bằng quyến hữu. Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẽ là số âm dùng trong việc cúng lễ. Việc chia bánh trái, cau, chè sau lễ hỏi có ý nghĩa nhà gái muốn báo tin cho họ hàng bạn bè biết là con gái mình đã đính hôn. Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp "báo hỷ" lại có thiếp mời tiệc cưới.Việc chia đồ lễ ăn hỏi, nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thếch đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặt biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng hai ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày. Chính ngày xưa, các cụ vẫn khuyên các chàng trai đã hỏi vợ thì cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Ca dao có câu:"Cưới vợ thì cưới liền tay Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha"Lễ ăn hỏi xong đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con vì không muốn con sớm phải về nhà chồng...
· Lễ nghênh thân: Lễ này còn gọi là lễ nghênh hôn vì chính trong lễ này chú rể phải tới nhà bố vợ để đón cô dâu. Bởi vậy, lễ nghênh thân còn gọi là lễ đón dâu.Sau ngày ăn hỏi, trước ngày đón dâu, nhà trai phải tới đằng nhà gái xin cưới. Sở dĩ phải xin cưới vì tục xưa hỏi vợ xong, khi đôi trẻ còn quá nhỏ tuổi, lễ cưới không cử hành ngay. Nhà trai muốn làm lễ cưới phải cho nhà gái biết và xin cưới. Việc xin cưới thường do môi nhân làm trung gian nói thẳng với nhà gái, nhưng cũng có khi nhà trai trao thư cho nhà gái.Người xưa tránh lễ nghênh hôn trong thời kỳ có tang, hoặc bên trai hoặc bên gái. Khi có tang thì phải đợi mãn tang, tức là sau ba năm mới được làm lễ cưới. Thời gian chờ đợi lâu nên có trường hợp hai bên phải làm lễ cưới gấp rút để "chạy tang" thường là:
o Lễ cưới tiến hành ngay trong khi người bệnh (ông bà nội ngoại, cha mẹ hai bên) đang hấp hối.
o Lễ cưới trước hay ngay sau khi phát tang.
Thời xưa, khi nhà trai xin cưới, nếu nhà gái thuận thì trả lời cho nhà môi giới, tức là ông bà mai, nhưng sự trả lời này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà , bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y phục cho cô dâu và cả tiền mặc nữa. Chuyện thách cưới giống như người ta trong cuộc mua bán một món đồ vật, cho nên mơi có từ "gả bán". Nhà gái nhiều khi thách cưới quá nhiều, nhà trai phải xin rút xuống. Nhà gái "giơ cao đánh khẽ", tuy thách nhiều nhưng khi nhà trai xin rút vẫn ưng thuận. Ta có câu:"Gả con đâu phải bán trâu" và cũng có câu "Thương con ngon của" để tỏ rằng tuy nhà gái có thách cưới nhưng nhà trai vẫn xin được. Tuy vậy, cũng có cuộc hôn nhân phải tan vỡ vì bố mẹ cô dâu thách cưới quá nhiều nhà trai không lo đủ. Ngày nay, nhà gái linh động hơn và "tâm lý" hơn nên có nhiều nhà giàu không thách cưới nhưng lại nói "làm sao coi được thì thôi". Câu này cũng là một lối thách cưới nửa vời, khiến đối phương vẫn thường lo ngại. Thế nào mới là "coi được" chứ?
2/Theo chữ nghĩa, sách vở thì trai gái lấy nhau, gọi là giá thú (giá là lấy vợ, thú là lấy chồng) nhưng nhân gian ta vẫn gọi nôm là đám cưới, hoặc gọn hơn là cưới. Trong đời sống tinh thần của người Việt (Kinh) thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Dân gian có câu: "Tậu trâu cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thật là khó thay". Cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm phong vị dân tộc nhưng lại nhiêu khê tốn kém. Phần lớn các đám cưới cổ xưa của người Việt thường được tổ chức theo một cuốn sách cổ gọi là Thọ mai gia lễ - cuốn sách dạy người ta những việc về quan, hôn, tang, tế. Về sau tuỳ từng vùng, từng thời, từng gia cảnh mà việc hỷ (cưới) được tổ chức khác nhau. Nhưng cho dù là ở đâu, thời nào thì một đám cưới truyền thống cũng gồm các thủ tục, các bước chính là: kén chọn, giạm ngõ (chạm mặt), hỏi, cưới, lại mặt và nộp cheo.
o Kén chọn: Lệ xưa việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha mẹ, vậy con cái đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Kén rể, kén dâu là một công việc tiền hôn lễ nhưng rất quan trọng. Trước hết là việc xem xét gia đình dự định trở thành thông gia xem thuộc loại gia đình như thế nào, có môn đǎng hộ đối không? Ca dao cổ có câu "Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi" cho bên gái. Lại có câu "Lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống" cho cả hai bên. Sự kén chọn của nhà trai bao giờ cũng chủ động nên kỹ càng hơn. Truyện Kiều có một câu:"Trǎm nǎm tính cuộc vuông trònPhải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông".Cô dâu tương lai phải "tam hợp" tránh "tứ xung" về tuổi. Không sành việc xem tuổi thì cứ "Gái hơn hai, trai hơn một" là tốt. Đó là về tuổi còn ngoại hình thì người phụ nữ cũng phải "Lưng chữ vụ, vú chữ tâm" phải "thắt đáy lưng ong'". Và nếu được cả con mắt lá dǎm, lông mày lá liễu nữa thì thật "đáng trǎm quan tiền".
o Giạm ngõ hay chạm mặt: Đó là lần đầu tiên đại diện nhà trai đến nhà gái, sau khi đã chọn được dâu đúng với "tiêu chuẩn". Lần "đặt vấn đề" này hoàn toàn có tính "đánh tiếng", "làm quen". Nếu sau lần giạm ngõ này không có vấn đề gì thì lễ ǎn hỏi chính thức được tiến hành. Điều đáng chú ý là trong lần chạm mặt này, cô dâu, chú rể tương lai sẽ được thấy mặt nhau, vì thế còn được gọi là lễ xem mặt.
o Ǎn hỏi: Có nơi gọi là lễ bỏ trầu cau, khi hai bên trai gái đã thống nhất được với nhau về mặt gia đình, đối tượng cụ thể, vào "ngày lành tháng tốt" sẽ tổ chức ǎn hỏi. Nhà trai mang lễ vật gồm trầu cau, chè thuốc, có khi là xôi gà đến nhà gái để chính thức bàn chuyện cưới xin. Trong xã hội cũ thì lễ này là lễ "ngã giá" người con gái. Nhà gái sẽ được đưa ra yêu cầu, tức là nơi thách cưới. Lệ cưới cũ, thách cưới tức là yêu sách do nhà gái đặt ra với nhà trai. Thường là thách một đôi bông tai (khuyên tai) vàng, một chiếc nhẫn, chǎn, chiếu, hòm, xiểng, quân áo cho cô dâu, ít ruộng vườn cho đôi vợ chồng mới và gạo thịt, rượu, trầu cau, trà thuốc cùng các thực phẩm khác để làm cỗ cưới. Thông thường nhà trai phải lo chuyện này trước lễ đón dâu. Vậy nên mới xảy ra sự "Giơ cao, dánh khẽ", "thương con ngon rể, và "cò kè bớt một thêm hai" trong lễ hỏi.Sau lễ hỏi, nhà gái mang trầu cau đi chia khắp họ nội ngoại, xóm giềng, bè bạn. Miếng trầu cau thay cho lời thông báo việc gả chồng cho con, đó chính là thứ thay cho thiếp báo, thiếp mời.
o Lễ cưới: Sau khi các điều (yêu sách) đã được nhà trai thực hiện, người ta chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới. Trước đó, cả hai nhà đã dựng rạp, sửa sang nhà cửa đón khách. Hôm cưới, nhà trai chọn một đoàn gồm một người có tuổi (45-50), "con cái đông đàn dài lũ" còn đủ vợ chồng (song toàn), kiêng người goá vợ, goá chồng, lại giỏi ǎn nói, đối đáp, làm trưởng đoàn cùng với nǎm đến mười thanh niên trẻ, đẹp, còn "tân" (chưa vợ) gọi là phù rể, đi đón dâu. Trên đường đến nhà gái, trước khi vào cổng, đoàn đi đón dâu bị trai làng, trẻ con chặn lại bằng một sợi dây thừng hay đóng cổng lại (gọi là tục chǎng dây, đóng cổng). ở đoạn này của lễ cưới thật vui. Nhiều khi bên họ gái ra vế "đối" bắt bên kia phải "đáp" lại thật chỉnh, thật nhanh mới cho đi. Lại phải tung tiền xu cho bọn trẻ con mới được vào cổng... Sau khi đã vào đến sân nhà gái đoàn đi đón dâu được mời vào nhà ngồi chơi trên chiếu cặp điều ǎn trầu, uống nước và sau đó dùng cơm chiều. Xong xuôi, đại diện nhà trai có "người" xin dâu với họ nhà gái. Nhà gái bao giờ cũng làm ra vẻ dùng dằng, lần khần và chỉ đồng ý cho dâu đi vào giờ cuối của buổi chiều.Đoàn đưa dâu của nhà gái cũng gồm những thiếu nữ trẻ và xinh (gọi là các cô phù dâu), đứng đầu đoàn đưa dâu cũng là một bà có tuổi còn song toàn (còn chồng) và "mắn" con. Lúc này cả đoàn đón dâu và đưa dâu cùng đi, nên đông vui. Nào ô, nào khǎn, nào nón thúng quai thao, nào yếm thắm bao xanh, môi trầu "cắn chỉ". Trang phục cổ truyền dân tộc xuất hiện phong phú nhất là ở lúc này. Đoàn về đến nhà trai, ở đầu cổng, pháo đã nổ giòn để đón dâu. Tối đó là lễ tế tơ hồng nguyệt lão, tiên thiên, là lễ mệnh tiếu (nghe lời cha mẹ dạy bảo). Sau cùng là lễ hợp cẩn. Cô dâu bước qua đống lửa bước vào buồng mình. Có nơi đặt một cái cối trước cửa buồng khi cô dâu bước qua, mẹ chồng cầm chày giã vào cối không ba cái. Giường của đôi vợ chồng mới cưới đã được một người đàn bà có tuổi, nhiều con cái trải chiếu cho, một chiếc sấp, một chiếc ngửa... Vào giường, cô dâu phải ngồi thật mạnh xuống, trong lúc bạn bè, chú rể đang làm náo động ầm ĩ cǎn buồng lên một lúc rồi mới đi ra. Sau đó là lễ hợp cẩn: cô dâu chú rể uống chung một chén rượu nhỏ, có nơi ǎn chung một đĩa cơm nếp, đĩa xôi... tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hoà thuận đến "bách niên giai lão".
o Lễ lại mặt: Sau đêm tân hôn, vợ chồng mới dắt nhau về nhà gái. Mọi việc suôn sẻ sẽ tổ chức tiệc mừng. Lễ lại mặt xưa là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện chàng trai. Trường hợp có trục trặc gì trong đêm tân hôn thì trong ngày lại mặt này bố mẹ cô dâu cũng sẽ được biết. Xưa kia, khi chú rể cùng cô dâu trở về mà đem theo một lễ có thủ lợn mà cắt mất tai thì sẽ mất vui (thủ lợn bị cắt mất tai tức là dấu hiệu cảnh báo nhà gái rằng: con gái ông bà trước khi lấy chồng đã không còn trinh trắng!). Trường hợp này nhà gái buộc phải bí mật trả lại nhà trai một số của nả, lễ vật, nhiều khi rất đáng kể mới yên chuyện.
o Lễ nộp cheo: là một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao này thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm. Trong bữa khao, chú rể đóng vai chính, anh ta ngoài việc phải lo bữa khao còn phải nộp một số vật liệu như gạch, ngói để tu bổ các công trình công cộng của làng xóm bên gái như đình, điếm, đường làng, chùa cổng... là một thủ tục nằm ngoài hôn thú nhưng không thể không có, vì vậy ca dao cổ có câu: Có cưới mà chẳng có cheo Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh
Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa. Ngày nay đám cưới của người Việt đã có những thay đổi lớn, vừa dân tộc vừa trang trọng nhưng cũng rất tiết kiệm. Các tục cũ như tảo hôn (lấy chồng từ thuở 13, đến nǎm 18 thiếp đà nǎm con), đa thê (trên trời có vảy tê tê có anh bảy vợ chẳng chê vợ nào), đòi của hồi môn (của cô dâu mang về nhà chồng) và nhiều tục lệ nhiêu khê, tốn kém khác đã mất dần, nhường chỗ cho những tập quán mới vừa dân tộc vừa vǎn minh.
Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền vǎn hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống phong tục-tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn minh theo sự phát triển của thời đại. Trong các đám cưới không thể thiếu trầu cau. Nó tượng trưng cho sự gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lòng chung thuỷ sắt son trong tình cảm vợ chồng. Cũng từ đó, trầu cau mang ý nghĩa " Miếng trầu là đầu câu chuyện". Bên cạnh đó là rượu, gạo, thịt, bánh trái là sản phẩm đặc trưng cua nền vǎn minh nông nghiệp lúa nước. Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa nhất định trong vǎn hoá cổ truyền Việt Nam. Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu, chú rể, hai bên cha mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng nội ngoại, bạn bè, làng xóm đều hân hoan chúc mừng hạnh phúc lứa đôi.Quả thật trong đời sống tinh thần của người Việt thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời mỗi người. Cưới hiểu theo nghĩa thông thường là tổ chức lễ chính thức lấy nhau làm vợ chồng. Với ý nghĩa đó, đám cưới trở thành ngày thiêng liêng vui mừng nhất, nếu không muốn nói là duy nhất trong cuộc đời mỗi người.Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hoá.Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu. Hôn nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người. Hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở của tình yêu là hôn nhân không có đạo đức.Lễ cưới là sự công bố trước dư luận xã hội sau quá trình hoàn thành thủ tục đǎng ký kết hôn. Sự ra đời của một gia đình mới có một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội.Lễ cưới còn là sự họp mặt của hai họ và bạn bè thân thích để mừng cho hạnh phúc lứa đôi. Đến với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen với nhau, tǎng cường giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Đến với đám cưới là đến với một sinh hoạt vǎn hoá lành mạnh không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người và cả cộng đồng.Một số lễ thức trong cưới xin xét ở khía cạnh nào đó cũng thể hiện được ý nghĩa nhất định. Lễ gia tiên, lễ hợp cẩn, lễ lại mặt bộ lộ truyền thống luân lý đạo đức như hiếu đễ với tổ tiên, trân trọng tình cảm vợ chồng, có trách nhiệm với làng xóm quê hương.Hình ảnh cô dâu duyên dáng trong tà áo dài truyền thống của những đám cưới xưa vẫn luôn được mọi người ca ngợi và trân trọng. Nó thể hiện được tính dân tộc của phong tục Việt nam. Và cũng trong hôn lễ, sự chân thành, sâu sắc của tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các tục lệ cổ truyền. Đó là lời khẩn nguyện (lễ thề nguyền) của cô dâu chú rể trước gia tiên hai họ, kèm theo là sự trao kỷ vật như trao nhẫn cưới, hứa hẹn ǎn ở với nhau cho đến "mãn chiều xế bóng"... Tất cả đều nhằm đánh dấu một sự chín muồi của tình yêu để dẫn tới hôn nhân.
3/Lễ cưới Người Việt
Thủ tục đăng ký kết hôn
Tại Việt Nam ngày nay, hai người chỉ việc mua 2 mẫu đăng ký tại Uỷ ban nhân dânphường (xã) (nam 1 tờ và nữ 1 tờ)Điền vào mẫu và mỗi người đều phải lấy chứng nhận của phòng tổ chức nơi mình công tác. Nếu chưa đi làm thì có thể xin xác nhận của ông tổ trưởng dân phố (xóm).Sau đó, cả hai cùng đến Uỷ ban Nhân dân phường đem theo hộ khẩu và chứng minh để xin đăng ký.
Lễ xin dâuTrước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp. Trước đây, do có sự gả bán, cưỡng hôn nên trong hôn lễ dễ có sự cố (chú rể hoặc cô dâu vì không đồng ý tổ chức hôn lễ, tự bỏ trốn...), nên lễ này nhằm xác định chính xác lần cuối cùng thời gian đón dâu hoặc xem lại có sự cố, bất trắc gì không. Ngày nay, hôn nhân dựa trên cơ sở của tình yêu đôi lứa, nên những bất trắc rất hiếm, thời gian đã thống nhất trước thường được đảm bảo.
Rước dâuDù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì đi chăng nữa thì trước khi vào nhà gái cũng phải "chấn chỉnh đội hình". Thông thường, đi đầu là đại diện nhà trai (là người khéo ăn, khéo nói, có vị thế xã hội). Tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè (ở Việt Nam, mẹ chồng không bao giờ đi đón con dâu, thậm chí khi cô dâu về đến nhà chồng, mẹ chồng còn phải trốn một lúc rồi mới ra tiếp khách). Thời nay, đoàn rước dâu cũng không đông người lắm, chỉ khoảng 20 người vì đông quá nhà gái không đủ chỗ tiếp. Làm như thế, trước hết để đoàn nhà trai tránh được sự lộn xộn, lúng túng trong ứng xử nhưng điều quan trọng hơn là tạo điều kiện để nhà gái không bị động, không bị bất ngờ trong nghênh tiếp.Trước đây, nhà trai báo hiệu cho nhà gái bằng một tràng pháo và khi nào nhà gái đáp lại bằng một tràng pháo khác thì nhà trai mới được vào. Có một tục khác là tục chằng dây cũng có tác dụng tương tự. Tục này từng bị phê phán là hủ tục nên đã bị bãi bỏ từ lâu. Trong tình hình mới hiện nay, "hình thức" của tục này vẫn tồn tại nhưng "nội dung" đã thay đổi: nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ (hay thắt lưng, nơ đỏ) chăng dây chờ sẵn ở trước nhà gái khoảng độ 20-30 phút. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này (khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái). Như vậy, tục chăng dây sẽ trở thành một hình thái văn hóa khác hẳn về chất so với tục lan nhai ngày xưa.Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về.Nhà gái đáp từ (đáp lễ)Sau khi được các người lớn tuổi cho phép, chú rể mới được vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu và cùng cô dâu đến trước bàn thời thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Vị đại diện nhà trai đáp lời thay cho chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới. Trước đây, khi xe hoa (đám rước dâu) về tới cửa, nhà trai đốt pháo mừng. Nay, không có pháo nữa, người ta phải thế vào đó bằng cách khởi nhạc để tạo không khí vui vẻ, long trọng để nghênh tiếp cô dâu và nhà gái.Đầu tiên, cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương lễ gia tiên, rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó là lễ tơ hồng (ngày nay, lễ tơ hồng không còn là một nghi thức có tính bắt buộc nữa) tùy từng gia đình, lễ này có thể làm, có thể không. Tiếp theo, cô dâu được dẫn vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới do một người được nhà trai chọn sẵn (mắn con) trải chiếu. Cuối cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả những người tham dự ăn tiệc cưới. Trước kia, tiệc cưới do gia đình người ta thường thuê chỗ và người nấu tiệc.Nhiều gia đình ở thành phố thường làm "ngược" tiến trình này: Họ không rước dâu về nhà mà rước thẳng đến phòng cưới (mà thực chất là phòng tiệc nhà hàng). Sau khi xong việc ở phòng cưới, cô dâu - chú rể mới về nhà chồng, gia đình nền nếp thì có lễ gia tiên, lễ tơ hồng, trải chiếu, có một số gia đình coi như đám cưới đã xong .
1/Sự tích tơ hồng ?
"Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy dây đỏ. Ông lão bảo cho biết đây là những văn thư kết hôn của toàn thiên hạ. Còn những dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà già chột mắt ẵm đứa bé đi qua. Bỗng ông già lại hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ là vợ anh. Vi Cố giận, bảo đày tớ tìm giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ lẻn đâm đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Mười bốn năm sau, quan Thứ Sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung nhan tươi đẹp, giữa lông mày có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi, vợ mới bảo: Thuở còn bé, một bà vú họ Trần bế vào chợ bị một tên cuồng tặc đâm phải. Vi Cố hỏi: Có phải bà vú đó chột mắt không? người vợ bảo: Đúng thế! Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời định sẵn.Mẩu chuyện vui: Tình yêu làm cho con người lú lẫn.... "Tâu Thượng đế, theo hạ thần thì thượng đế không cần đòi lại trí khôn của con người. làm như thế không khỏi mang tiếng là trời nhỏ nhen mà thượng đế nên làm là hạn chế trí khôn của con người."-"Bằng cách nào"?-"Chỉ có tình yêu-Không có gì làm con người lú lẫn đi như trong tình yêu. Trời chỉ cần phái một vị thần mang vòng dây xuống trần, cứ đôi trai gái nào ở gần nhau thì quăng cho một vòng. Người nào càng thông minh thì cần quăng thêm cho nhiều vòng. Con người chỉ luẩn quẩn trong những vòng ấy mà chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện lên quấy nhiễu nhà trời nữa".Trời khen "Thật là diệu kế"!, bèn truyền cho ông tiên già mang những chiếc vòng của trời xuống trần gian.Từ ngày bị ông tiên già khoác vào người mình những vòng dây tình ái, con người chỉ luẩn quẩn với nhau, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau với trời nữa. Ông tiên già ấy được gọi là ông "Tơ" .
2/Bánh su sê hay bánh phu thê?
Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê".Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm.Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.
3/Tục thách cưới hay dở ra sao?
Đã "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng cho nam nữ thanh niên, nhưng luật tục còn gò bó, trói buộc. thách cưới cũng là một lệ tục lạc hậu rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi nhất lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên phận hẩm duyên hiu. Ngay thời trước cũng đã có câu: "Giá thú bất luận tài". Đáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho cả hai gia đình, nhưng gặp phải một vài bà cô, ông bác bên nhà gái khó tính, thách cưới nào quần áo, nón dép, nào rượu bánh cau trầu, che thuốc, nào nếp tẻ, lợn gà, nào nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, lại còn tính đủ cỗ dâu cỗ cưới bao nhiêu mâm, nên nhà trai phải bỏ cuộc. Cũng có đám nhà trai phải chạy ngược chay xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ; song, ngay từ buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, tình thông gia đã bị sứt mẻ, đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.Cũng có trường hợp, nhà gái túng thiếu không đủ tự lực cung cấp cho đủ cái lệ làng "Trả nợ miệng", đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có trường hợp, bố mẹ cô dâu còn phải xuất ra gấp năm gấp mười lần và sau khi thành thân còn cho con gái, con rể nhiều thứ, nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng xì xào, đàm tiếu, cho rằng con mình dở duyên rồi, nên phải cho không."Hay ít" là để dành cho những gia đình có học thức, không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương với ý đồ chọn rể con nhà gia thế, với hy vọng tương lai con mình còn được "Lộng anh đi trước võng nàng theo sau" chứ không đến nỗi phải rơi vào những anh chàng "Vai u thịt bắp" nơi "Nước mặn đồng chua"
4/Tiền nạp theo (hay treo) là gì?
Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "Nạp cheo" là tục "Lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Đầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi còn đốt pháo mừng. Để đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, vòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. Vì thói xấu lan dần, gây nhiều cản trở, triều đình phải ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nạp cheo cho làng, tức là đám cưới được làng công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tiền nạp cheo coi như tiền hôn thú. Nạp cheo so với chăng dây là tiến bộ. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng... Nhưng nhiều nơi chỉ cung đốn cho lý hương chè chén. Đã hơn nửa thế kỷ, lệ này bị bãi bỏ rồi. Thanh niên ngày nay chỉ còn thấy bóng dáng của tiền cheo qua ca dao- tục ngữ.
Nuôi lợn thì phải vớt bèoLấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.
Ông xã đánh trống thình thìnhQuan viên mũ áo ra đình ăn cheo.
Lấy chồng anh sẽ giúp choGiúp em...Giúp em quan tám tiền cheoQuan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Thật quá cường điệu, Chứ tiền cheo không thể vượt quá tiền cưới.
5/Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì?
Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Cũng có thể nhờ gia trưởng khấn hộ cho có bài bản hẳn hoi. Lễ xong, hai người đưa hộp trầu, bao thuốc, đi mời chào thân nhân, khách, bạn khắp một lượt, người nhà sau, những đám cưới có tổ chức thường đã có sự sắp xếp vị trí sẵn. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô.Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ: Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về�?". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỉ niệm, có thể là một cái bút, một gương soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt... Nhà giầu còn cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... (Những thứ này nhà trai đã đưa đến hôm lễ nạp tài. Trong gói quà của bà mẹ cho con gái có cái châm cài tóc, hoặc bảy chiếc kim đính tóc hoặc kim khâu gói trong khăn vuông).Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới Đáng lẽ mừng đám cưới nhưng tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải làm thế nào?Để giúp các gia đình cưới dâu, một số gia vùng nông thôn có tục góp lễ cưới: đầu năm gia đình báo cho họ hàng xóm giềng biết dự định cưới dâu vào tháng nào, thông thường vào sau vụ thu hoạch. Lần lượt các gia đình đóng góp các khoản gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, rượu hoặc tiền theo định lượng. Còn lợn gà thì gia đình nào tự liệu cho gia đình ấy. Tục góp cưới cũng giống như hội tương tế tương trợ, hội cày cấy, hội lợp nhà... luân phiên các gia đình. Đây là một tục hay, cùng nhau lo dần đến lượt mình đỡ phải lo những khoản lớn. Tiền, quà cưới của khách, bạn đưa tới thực chất cũng là hình thức góp lễ cưới, nhưng không chủ động được kế hoạch, thứ có không cần, thứ cần không có, thành ra tốn kém. Lệ chơi họ ngày nay, chung vốn để kinh doanh buôn bán cũng là xuất phát từ hình thức góp tiền nhau để làm nhà cưới vợ, tậu trâu bò ở nông thôn. Vì xuất phát từ họ hàng giúp nhau nên mới gọi là chơi họ. Nếu đoàn thanh niên địa phương nào vững mạnh, cán bộ đoàn công tâm liêm khiết tháo vát, tổ chức "Hội chơi họ cưới vợ" có kế hoạch quản lý kinh doanh sử dụng phân phối chặt chẽ, ắt được nhiều bạn thanh niên hưởng ứng, tham gia... Bước đầu cũng đã có một số địa phương tổ chức "Dịch vụ đám cưới" như mua sắm cho thuê quần áo cưới, bát đĩa, ấm chén bàn ghế, phông màn, tổ chức trang trí, chụp ảnh, ca nhạc... vừa kinh doanh gây quỹ, vừa phục vụ thuận tiện, có chế độ ưu đãi với người góp cổ phần,với đoàn viên.
6/Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?
Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng điều có ý nghĩa hay:Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu:Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một cái nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi, chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu. Con dâu, một tay cầm lấy quan tiền, một tay vẫn cầm quạt che mặt. Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đã chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Đôi chiếu trải úp vào nhau, do một người thân trong họ có tuổi tác, vợ chồng song toàn, con cháu đông, làm ăn nên nổi, được gia đình mời đến trải chiếu; nếu mẹ chồng có đủ tiêu chuẩn trên thì mẹ chồng trực tiếp đến giường trải chiếu, nhưng bố chồng thì không được. Khi con dâu nghỉ ngơi xong, khăn yếm chỉnh tề mới bưng hộp trầu ra chào họ. Trường hợp mẹ chồng đã mất thì một bà cô hay bà dì thay thế.Phong tục này có nhiều ý nghĩa:- Thời xưa, con dâu trước khi về làm dâu, còn hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng. Trừ trường hợp xóm giềng quen biết nhau từ trước không tính, là thân phận con gái chưa cưới đã về nhà trai thì bị dư luận gièm pha là con nhà hư đốn. Có người chồng lại rụt rè e lệ, có trường hợp trước lễ cưới chưa hề thấy mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà là hay, là phải lẽ. Mới bước về nhà chồng đã được tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc, dồi dào như nước quan tiền là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho.Nhiều địa phương lại có tục khác: Khi con dâu vừa vào đến nhà thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm lánh sang hàng xóm ít phút.Tục đó cũng có ý nghĩa hay: Tức là mẹ chồng đã xác định vai trò, trách nhiệm con dâu sẽ về làm chủ, mẹ chồng sẵn sàng trao quyền công việc trong nhà trong cửa cho con dâu, nhưng không phải trao toàn quyền đẩy hết trách nhiệm mà bà vẫn là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.
7/Tại sao phải có phù dâu ?
Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn ngân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con giá mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Phù dâu nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.Đám cưới ngày xưa phải có phù đâu, không định lệ, và cũng không có danh từ "Phù rể". Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mới đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Có lẽ chủ yếu để cô dâu thêm bạn, chú rể thêm bầu. Hay phải chăng ngày nay chàng rể bẽn lẽn e thẹn hơn xưa, nên phải có người dẫn dắt. Hay đám cưới trước thường sinh ra nhiều đám cưới sau nên phải chăm lo đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.
8/ Vì sao tục chọn ngày giờ tồn tại lâu đời?
Xuất phát từ bản năng thành tâm lý phổ biến trong quần chúng, mọi việc làm đều có thành, có bại. Không phải mọ người đều tin rằng yếu tố quyết định thành bại là do chọn ngày chọn giờ. Có người không tin vào thuật chiêm tinh, cho đó là điều nhảm nhí, nhưng chiều theo tâm lý chung của nhiều người trong gia đình họ hàng, xét thấy chẳng có hại gì nên cũng chọn ngày, chọn giờ. Đối với một người trong 1 năm, 1 năm... làm sao tránh được rủi ro bất ngờ, huống chi với cả nhà, cả họ. Hễ khi ai đó xảy ra tai nạn, họ đổ lỗi cho người chủ sự báng bổ, không chịu chọn ngày, chọn hướng. - Vì sao tục chọn ngày giờ tồn tại lâu đời?Xuất phát từ bản năng thành tâm lý phổ biến trong quần chúng, mọi việc làm đều có thành, có bại. Không phải mọ người đều tin rằng yếu tố quyết định thành bại là do chọn ngày chọn giờ. Có người không tin vào thuật chiêm tinh, cho đó là điều nhảm nhí, nhưng chiều theo tâm lý chung của nhiều người trong gia đình họ hàng, xét thấy chẳng có hại gì nên cũng chọn ngày, chọn giờ. Đối với một người trong 1 năm, 1 năm... làm sao tránh được rủi ro bất ngờ, huống chi với cả nhà, cả họ. Hễ khi ai đó xảy ra tai nạn, họ đổ lỗi cho người chủ sự báng bổ, không chịu chọn ngày, chọn hướng.- Chỉ có lợi không có hại:Chọn ngày chọn giờ là một tục lệ biểu hiện sự thành kính, thận trọng, nghiêm trang, không tuỳ tiện, không cẩu thả trước trong và sau khi tiến hành một công trình, do đó dễ được sự đồng tình của những người có liên quan, đối tác.- Có một luận thuyết để tin cậy: Thuật chiêm tinh đúng hay sai, luận thuyết mình tuân theo đáng tin cậy hay không chỉ có người đi sâu nghiên cứu mới xác định được, tuy rằng "vô sư, vô sách, quỷ thần bát trách" nhưng có vẫn còn hơn không, nếu có sai sót gì đổ lỗi cho thầy, đã có thầy mang tội, người chủ sự đỡ lo.Vì những lẽ trên mà tục chọn ngày chọn giờ chẳng những tồn tại lâu đời, mà lan truyền phổ biến ngày càng rộng. Các thuyết chiêm tinh qua từng thời kỳ, từng địa phương có thể phủ định loại bỏ nhau, nhưng tục chọn ngày chọn giờ nói chung vẫn chưa hề bị mai một .
Mùa xuân tượng trưng cho sức sống, hạnh phúc, nên dùng màu xanh non và màu hồng. Mùa hè tượng trưng cho sự sôi động, náo nhiệt, nên sắc vàng tươi, vàng chanh là chính. Mùa thu tượng trưng cho sự lãng mạn, có thể dùng màu vàng úa, vàng cam hơi ngả sang nâu nhạt. Mùa đông là sắc trắng, cộng sắc xanh lạnh.
MÙA THUMùa thu là sự khởi đầu của mùa cưới. Mùa thu với thời tiết khô mát và nắng dịu, là mùa cùa những loài hoa calalyly, cúc mai ý, lan phi yến, những loài hoa này có đặc tính bền, tươi lâu và có thế chống mất nước trong thời gian sử dụng. Vì thế chúng thường được lựa chọn để làm hoa cưới cho các cô dâu. Chọn những loài hoa này các cô dâu sẽ yên tâm vì bó hoa sẽ tươi tắn suốt buổi lễ.Những bông hoa calalyly cuộn như cây kèn thổi lên bản nhạc tượng trưng cho mùa thu. Cúc mai trắng lại mang sự thuần khiết, trong trắng e ấp như chính cô dâu trong ngày vu quy. Lan phi yến màu tím trắng nhạt với mùi thơm mát dịu dàng phù hợp với cô dâu yêu thích sự lãng mạn.
MÙA ĐÔNGMùa đông tiết trời se lạnhcũng là thời điểm lên ngôi của các loài hoa hồng – loài hoa muôn thuở của tình yêu. Mùa này mỗi bông hồng có kích thước to gấp đôi so với mùa hè, những cánh hoa cuncg4 dày hơn, tạo độ bền caco. Vì thế hoa hồng chính là loài hoa chủ đạo để làm hoa cưới cho mùa đông. Bạn nên điểm xuyết thêm những bông lyly, lan thái, địa lan, cẩm tú cầu tạo màu sắc sinh động trẻ trung. Thời tiết se lạnh cô dâu nên chọn những tông màu phấn hồng, đỏ, tạo nên bó hoa cưới ấm áp tràn ngập hạnh phúc trên tay cô dâu, thêm phần rực rỡ cho lễ cưới.Những bông địa lan tượng trưng cho sự vương giải, sang trọng. Ngược với địa lan, lan Thái lại tượng trưng cho sự dịu dàng, mềm mại. Cánh hoa nở rộng của những bông lyly trắng với mùi thơm quyến rũ tượng trưng cho sự hân hoan đón chào niềm hạnh phúc của đôi tân nương – tân lang. Cẩm tú cầu - Một bông hoa lớn gồm rất nhiều bông hoa nhỏ sắc tím nhạt tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở, sự phát triển tiếp nối của cuộc sống lứa đôi.
MÙA XUÂNMùa xuân chính là món quà thiên nhiên tặng cho các đôi uyên ương. Khí trời mát mẻ với sự khoe sắc của trăm loài hoacho các cô dâu thật nhiều sự lựa chọn. Năm nay xu hướng màu chủ đạo của hoa cưới là hai tông màu trắng và tím. Với sắc tím của Violet xen cùng màu trắng tinh khôi của lan hồ điệp, hoặc những nhánh địa lan xếp xen kẽ trên những đoá hoa báo xuân sẽ tạo sự dịu dàng lãng mạn cho bó hoa cưới. Bó hoa cưới thêm phần nổi bật nếu những điểm xuyết những cây thường xuân, những chùm lá nguyệt quế và những chiếc lá mềm mại tạo nên đường nét rủ mềm trong gió.Violet tượng trưng cho sự thuỷ chung. Lan hồ điệp là những cánh bướm báo hiệu mùa xuân – mùa xây tổ của những đôi uyên ương. Còn những đoá tầm xuân lại mang màu sắc của những xác pháo tươi hồng.
MÙA HÈNếu bạn tổ chức lễ cưới vào mùa hè, các cô dâu sẽ có rất ít sự lựa chọn hoa cưới hơn, bởi các loài hoa ít hơn và độ bền kém bởi thời tiết nắng nóng. Để có một bó hoa cưới đẹp và bền thì các cô dâu nên chọn các loại hoa cẩm chướng, hồng môn trắng, hướng dương Đà Lạt, lyperu… phối hợp với những loài hoa cỏ đồng nội để tạo nên những bó hoa mang đậm hơi thở tươi mát của thiên nhiên.Hoa cẩm chướng sôi nổi nhiệt thành tượng trưng cho không khí tưng bừng của lễ cưới. Hồng môn trắng tượng trưng cho tình yêu ngày càng đậm đà sâu nặng của cô dâu, chú rể. Hướnh dương Đà Lạt là loài hoa riêng của mùa hè, khiến cho quan khách hai họ như đang sống trong không gian thiên nhiên tràn ngập ánh nắng.
Dù lễ cưới của bạn được tổ chức vào bất kỳ thời điểm nào trong năm thì những loài hoa cùa mùa đó sẽ là sự lựa chọn sáng suốt nhất bởi chúng đã được thiên nhiên dành riêng cho mỗi mua. Nếu bạn chọn những loại hoa trái mùa, tuy có thể sang trọng độc đáo nhưng không chắc đủ độ bền đến hết buổ hôn lễ của bạn. Vì vậy hãy cân nhắc trước khi chọn cho mình bó hoa của ngày hạnh phúc.
Nên: Cách kết hoa lạ mắt, ấn tượng sẽ khiến khách khứa phải dõi mắt theo bạn. Hãy thử với những ý tưởng mới mẻ và bạn sẽ thấy mình là một cô dâu đặc biệt.
Không nên: Chọn loại hoa quá hiếm và phải nhập khẩu, chọn loại hoa không đúng mùa là một sai lầm lớn bởi giá tiền sẽ cao và bạn sẽ gặp phải rủi ro khi hoa không được mang đến đúng hẹn
2/Chọn Hoa Theo Phong Cách Lễ Cưới
Trong cuộc sống hiện đại, các cô dâu chú rễ thường chọn cho mình một phong cách cưới mang dấu ấn riêng. Sự lựa chọn hoa phù hợp với phong cách lễ cưới cũng thể hiện sự tinh tế của cô dâu.
Nếu bạn muốn đám cưới của mình diễn ra đơn giản gần gũi với thiên nhiên, nên chọn những bông hoa nhỏ với sự phối hợp của cỏ và lá như lypêru, cúc nhỏ, dây leo, hoa hồng nhỏ…
Lễ cưới trong khách sạn 5 sao - bạn nên chọn những loại hoa như địa lan, lyly… vì chúng rất sang trọng và quý phái như chính lễ cưới của bạn.
Lễ cưới ngoài trời: Do đặc điểm có nhiều ánh sáng nên bạn hãy chọn những loại hoa có tông màu nhạt như ly trắng, cúc, lan hay các loại cẩm tú cầu…
Lễ cưới diễn ra trong khán phòng sáng đèn, bạn nên chọn sắc màu đặc trưng trắng - hồng giúp cô dâu thêm nổi bật: cúc trắng, hồng phấn, hồng song hỷ, ly trắng, nên tránh các loại hoa có màu tím, xanh nhạt
Tổ chức cưới dã ngoại trong khu resort nên chọn loại hoa đơn giản, các cô dâu chỉ nên kết hoa đeo cổ tay – vì với không gian này cô dâu phải cầm ly rượu đi lại mời khách nên không thể một tay ôm hoa một tay cầm ly rượu. Với lễ cưới này các cô dâu nên chọn nhũng loại hoa có độ bền cao, gam màu phù hợp với hoạ tiết váy cưới như lan, hoa hồng, calalyly…
Nếu hôn lễ của bạn tổ chức đãi tiệc trước ngày rước dâu, trong buổi đãi tiệc của nhà gái các cô dâu cũng nên kết hoa để đeo tay. Theo phong tục Việt Nam, ông bà ta thường kiêng cô dâu cầm nhiều bó hoa cưới. buổi đãi tiệc các cô dâu thường mặc áo dài và hoa cưới cũng nên chọn những loại hoa hợp với gam màu áo dài. bạn nên chọn lan, hoa hồng, calalyly, nhấn thêm vẻ mềm mại dịu dàng của tà áo cô dâu.
3/Chọn Hoa Theo Chủ Đề
1. Hoa cho bàn thờ ông bà:
Dù có cử hành hôn lễ ở nhà hay không thì bạn cũng phải chuẩn bị hoa cho bàn thờ ông bà và bàn thờ tôn giáo của gia đình. Có thể quanh năm bạn để sẵn những lọ hoa vải, hoa giấy trên bàn thờ, nhưng đến ngày cưới, bạn nên tạm cất những bình hoa giả ấy đi và chuẩn bị hoa tươi màu sắc trang nhã cho những nơi thờ thiêng liêng này.
2. Hoa trang trí nhà:
Ngày nay, gia đình có tiệc cưới đã chú trọng nhiều đến việc trang trí hoa cho nhà của mình. Ngoài những bình hoa lớn đặt nơi góc phòng khách, bạn cũng có thể tự làm hoặc thuê các cửa hàng hoa làm những vòng hoa to, đủ màu sắc trang trí nơi đèn chùm hoặc tay vịn cầu thang để tôn thêm phần tươi mát long trọng cho ngày cưới của mình.
3. Hoa trên bàn khách:
Với truyền thống của người Việt, khi cử hành lễ đón dâu, họ nhà trai sẽ ghé thăm gia đình họ nhà gái và tất nhiên việc chuẩn bị vài bàn tiệc nhẹ tùy theo số lượng họ hàng thân thuộc là điều chắc chắn phải có. Vậy thì không thể thiếu những bình hoa làm cho bàn tiệc thêm sinh động.
4. Hoa và trái cây trang trí:
Nhiều gia đinh, ngoài hoa còn chọn cho mình những mâm trái cây to để trang trí. Việc kết hợp hoa và trái cây cũng rất đẹp, bạn chỉ nhớ chọn màu sao cho đẹp và hài hòa là được.
Ngày nay, việc cưới và được tổ chức theo hình thức mới, ít coi trọng tục lệ cũ, nhưng những truyền thống đằng sau các bước và nghi thức chính chưa phải đã mất hết. Tuy nhiên, các đám cưới truyền thống xưa cũng khác nhau tùy theo vùng và dân tộc
Ngày nay, khi những người dân thành thị ở Việt Nam làm đám cưới, cả cô dâu và chú rể đều mặc quần áo cưới theo kiểu phương Tây, thay cho những bộ đồ cưới cổ truyền. Nhưng, ngay cả khi họ vẫn mặc bộ đồ cưới cổ truyền thì những bộ đồ cưới này không chỉ là màu trắng như vẫn dùng từ thế hệ này qua thế hệ khác, mà cả những bộ đồ mới nguyên màu hồng và màu đỏ.
Ngày xưa, cha mẹ thường lựa chọn nàng dâu cho con trai mình. Ở vùng cao, nam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu, cha mẹ chỉ tham gia khi con cái đã có sự lựa chọn. Đôi khi, trong những gia đình là bạn thân của nhau thì cha mẹ sắp xếp chuyện cưới xin, sắp đặt tương lai cho con cái. Thời Pháp thuộc, việc lựa chọn vị hôn phu theo kiểu Tây phương bắt đầu có ảnh hưởng đến truyền thống hôn nhân của Việt Nam - tương tự như truyền thống của các dân tộc châu Á khác. Mặc dù, nam nữ thanh niên ngày nay có thể tự do hơn trong việc lựa chọn người bạn đời, nhưng sự đồng ý của cha mẹ, đặc biệt trong các gia đình lớn, vẫn là cần thiết.
Trong các dân tộc ít người, việc lựa chọn người bạn đời thường được dành cho từng cá nhân. Ở Tây Nguyên, nam nữ thanh niên có thể hẹn hò, gặp gỡ nhau trong rừng, ở nhà hoặc trong các lễ hội. Một số cha mẹ còn dựng các lều nhỏ cho con gái mình làm nơi hò hẹn. Cô gái sẽ mời người yêu của mình về ở với cô trong lều năm đêm. Nếu chàng trai không đồng ý lấy cô thì phải nộp phạt cho nhà gái một con gà và một ché rượu. Nếu đôi trai gái đồng ý kết hôn, họ sẽ thưa chuyện với cha mẹ. Qua các ông mối, các thiếu nữ Gia Lai và Ê Đê thường ngỏ tình cảm và đưa tặng người yêu chiếc vòng tay. Nếu người bạn trai nhận vòng, tức là họ chấp nhận lời hứa hôn và hôn lễ sẽ được cử hành sau đó.
Đối với người Mông, khi đôi trai gái đồng ý cưới nhau, chàng trai sẽ báo trước cho người yêu biết ngày và nơi mà cô sẽ bị "bắt". Theo tục lệ “bắt vợ” này, người con gái sẽ được đưa về nhà người yêu như một "tù nhân". Sau 3 ngày bị "bắt", nếu cô gái không trốn khỏi nhà có nghĩa là cô gái đã đồng ý cưới chàng trai. Sau đó, cha mẹ chàng trai nhờ ông mối chọn ngày lành tháng tốt cho lễ cưới. Cô gái được trở về nhà để chuẩn bị tư trang và váy áo cho đám cưới.
Đôi khi, thêm một lần thử thách người yêu, cô gái Mông lại yêu cầu người yêu "bắt" cô ngay tại nhà vào giữa đêm - việc này không phải là dễ vì lúc này trong nhà thường có đầy đủ mọi người. Để giúp người yêu, cô gái thường để ngỏ cửa sau. Khi bị "bắt", cô gái có thể sẽ hoảng sợ, kêu thật to, đánh thức cả nhà. Nếu chàng trai kéo được cô thật nhanh ra khỏi nhà thì càng chứng tỏ chàng trai của cô là người dũng cảm và mạnh mẽ.
Nhiều chàng trai Mông muốn mang hạnh phúc bất ngờ cho người yêu. Họ đến "bắt" mà không báo trước, lại còn giả làm người lạ để cô gái không nhận ra ngay từ đầu. Nhưng sau đó, cô gái sẽ vô cùng hạnh phúc khi nhận ra người yêu. Một số cô gái đã biết trước thường tách ra khỏi bạn bè, ở nơi vắng vẻ để bị "bắt" được thuận tiện. Từ bao đời nay, tục lệ "bắt vợ" này vẫn còn tồn tại.
Ở vùng Tây Bắc, khi chàng trai muốn cưới cô gái, anh ta thường rủ bạn bè, mang những chiếc khèn bè, đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn các cô gái. Qua thời gian tìm hiểu, chàng trai nào chọn được người yêu rồi sẽ nói với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân. Theo tục lệ cũ, người con trai phải đến ở nhà người con gái trong 3 tháng trước khi làm lễ cưới chính thức. Anh ta chỉ được phép ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới. Anh ta cũng chỉ được phép mang theo một con dao để làm việc. Sau thời gian “thử thách” 3 tháng, nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý, chàng trai sẽ trở về nhà để báo cho bố mẹ mình biết. Lần này, anh ta mới được mang tư trang của mình đến và ở đó suốt 3 năm. Lễ thành hôn chính thức chỉ được tiến hành sau 3 năm! Sau 3 năm, nếu đồng ý lấy chàng trai, cô gái sẽ búi tóc bằng trâm cài đầu và cái độn tóc giả do gia đình nhà trai mang đến. Cô gái nào không muốn cưới chàng trai sau 3 năm đó sẽ phản kháng bằng cách cắt trụi tóc mình. Sau lễ cưới, chú rể sẽ tiếp tục ở nhà gái từ một đến mười năm và chỉ được phép đưa vợ về nhà mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng. Lần này, nàng dâu phải chuẩn bị nhiều quà biếu gia đình bên chồng như tấm áo khoác thật đẹp cho mẹ chồng, một bộ quần áo thật đẹp biếu bố chồng và những tấm khăn piêu biếu cô bác bên chồng.
Trong một số trường hợp khi đám cưới do bố mẹ sắp xếp, lễ nạp thái đánh dấu lần đầu tiên hai gia đình gặp nhau. Ở giai đoạn này, chàng trai và cô gái đã được "lựa chọn". Sau đó, gia đình chú rể sẽ hỏi họ tên, ngày sinh tháng đẻ cô dâu tương lai. Song, họ thường nhờ thầy số bấm tuổi từng người, so đôi tuổi xem đôi trai gái có thể sống hòa hợp nhau và bền lâu hay không.
Khi mọi thứ suôn sẻ, gia đình chú rể sẽ thông báo cho gia đình cô dâu biết và trước lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái sẽ thách cưới. Lễ vật gồm gạo nếp, gà, thịt heo, trà, trầu cau cho lễ cưới, một số nữ trang và vải vóc cho con gái. Việc đem những lễ vật này đánh dấu bước ăn hỏi giữa hai gia đình.
Trầu cau mang điển tích nhắc nhở lòng thủy chung của đôi trai gái. Gia đình cô dâu sẽ biếu lại nhà trai một phần lễ vật, số còn lại đem chia thành gói nhỏ, biếu họ hàng, bạn hữu để báo tin con mình đã đính hôn.
Từ ngày ăn hỏi đến ngày cưới, có tục sêu Tết. Chàng rể chưa cưới biếu nhà vợ mùa nào thức nấy những thứ đầu mùa như chim ngói, ngỗng, dưa hấu... Thời gian này, nhà gái thường phải tỏ ra không vội vã trong khi chú rể biết rằng anh ta phải cưới vợ càng nhanh càng tốt. Trong dân gian có câu rằng: “Cưới vợ thì cưới liền tay” bởi vì cô gái có thể bỏ đi với người khác nếu phải chờ đợi quá lâu.
Lễ cưới được tổ chức khác nhau tùy theo từng vùng. Ở vùng nông thôn miền bắc có tục chăng dây tơ hồng đám cưới. Một số thanh niên bên nhà gái chăng một sợi chỉ đỏ ngang đường mà cắt đi là điều tối kỵ. Nếu sợi tơ hồng bị đứt, cặp vợ chồng không thể ăn đời ở kiếp với nhau lâu được. Dưới sợi tơ hồng đó đặt một chiếc bàn, có sẵn bút, mực và giấy, trên giấy đã ghi sẵn một vế đối mà chú rể phải viết nốt vế đối còn lại. Thí dụ: nếu một vế của câu đối là: "Đông sàng tự Cổ, Đô Tây tịch." (Cái giường phía Đông từ xưa vẫn trải chiếu phía Tây) thì chú rể đối lại như sau: "Nam nhạn quy Trình, Xá Bắc chân." (Con chim nhạn ở phương Nam bay về - đỗ ở bãi phía Bắc).
Một khi chú rể hoặc một người trong họ nhà trai hoàn thành vế câu đối, chú rể coi như đã “đậu”. Nhà gái cuốn sợi dây tơ hồng lại, nổ pháo tưng bừng, đón mừng chú rể. Gia đình chú rể được mời ăn trầu, uống rượu và ăn cơm chiều. Sau bữa ăn, đại diện nhà gái mặc quần áo đẹp, cùng cô dâu, chú rể trở về nhà chú rể.
Về đến nhà chú rể, cô dâu phải bước qua một lò nhỏ than hồng, tục rằng để đốt vía, tránh dư luận gièm pha. Hai người làm lễ tế tơ hồng, khấn Ông Tơ Bà Nguyệt, rồi cùng uống chung chén rượu, cùng ăn chung khẩu trầu. Đến lễ gia tiên, hai người lạy ông bà, cha mẹ.
Nghi lễ cuối cùng chấm dứt khi cô dâu chú rể vào phòng. Một bà cao tuổi, vợ chồng song toàn, con cái đông đủ được mới sắp giường, giải chiếu cho đôi vợ chồng mới. Xong, mọi người rút lui.
Ngày hôm sau hoặc sau 4 ngày, đôi vợ chồng mới về thăm gia đình nhà vợ, thường mang theo mâm lễ, có cả con lợn quay. Nghi lễ này gọi là Lễ nhị hỷ hoặc Lễ tứ hỷ. Nếu rủi thấy tai con lợn đem sang bị xẻo, đó là báo hiệu có chuyện “trục trặc”.
Ở, vùng nông thôn, đôi vợ chồng mới cưới thường phải nộp cheo bằng một số vật liệu như gạch, ngói để tu bổ hoặc xây mới các công trình công cộng của làng xóm bên gái như đình, điếm, đường làng, cổng làng... Việc này chứng tỏ đôi vợ chồng mới là thành viên của làng, của xóm.
Trong các đám cưới ở thành phố hiện nay, các phu cưới được thay bằng các xe xích lô lọng vàng hoặc ô-tô chở lễ vật từ nhà trai sang nhà gái. Đám cưới giảm hầu hết các nghi lễ cổ kính mà thay bằng tiệc tùng náo nhiệt, có ca hát, có nhạc mới, một số nơi có cả khiêu vũ, chụp ảnh, quay phim. Cô dâu, chú rể lên xe hoa về nhà.
Ngày nay, đám cưới đã có những thay đổi lớn, theo thời gian và thời thế. Người phụ nữ không còn quanh quẩn trong nhà nữa, đã ra ngoài xã hội, làm mọi công việc bình đẳng với nam giới, tự quyết định lấy cuộc đời của mình. Tuy nhiên, những nghi lễ cần thiết như cưới, hỏi vẫn phải có vì thanh niên ngày nay vẫn phải xin phép cha mẹ khi cưới xin.
Theo lệ làng, người Việt nam nói chung có “lễ nạp tài” trong ngày cưới, tức là bố mẹ chú rể dẫn lễ xin dâu sang nhà gái. Lễ gồm trầu cau, rượu - chè - thuốc, 1 chiếc nón lá, 1 đến 3 bộ quần áo cô dâu, 1 đôi hoa tai, 1 nhẫn và 1 vòng cổ đều bằng vàng Trước lễ nạp tài là lễ ăn hỏi, trước lễ ăn hỏi là lễ chạm ngõ. Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai phải đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết đã có sẵn cho cô dâu đầy đủ. Đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn sau này, cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Do không hiểu ý nghĩa này, mà nhiều nơi đã xảy ra nạn thách cưới. Nhà gái đòi điều kiện của cải, bù vào việc nhà mình mất người. Rồi còn xảy ra tệ nạn sau khi cô dâu về, bà mẹ chồng đã thu lại các của cải để bù vào việc đi vay mượn trước đó. Thách cưới đã thành hủ tục, giờ đây đã được bỏ đi.
2/Trình tự tiến hành lễ cưới của người Việt Nam, từ Nam chí Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi – tên gọi có thể khác nhau, nhưng đều thống nhất như sau:
Sự mối manh: Đầu tiên phải có người trung gian, đóng vai trò bắc cầu cho hai bên gia đình… Đó thường là người đứng tuổi, có uy tín, có kinh nghiệm.
Lễ chạm ngõ
Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là trầu, cau, rượu, chè. Phải có trầu cau mới được, vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Không có trầu là không theo lễ.
Lễ vấn danh (ăn hỏi)
Chữ Hán gọi chữ này là lễ vấn danh (hỏi tên tuổi, so đôi lứa). Gọi như thế thôi chứ người ta đã biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng (dù chưa cưới). Cô đã phải biết bổn phận rồi, và những nhà khác cũng phải biết, đừng lai vãng mối lái gì nữa. Nhân dân nói một cách mộc mạc mà rất có ý vị. Đó là ngày bỏ hàng rào. Nghĩa là con gái nhà này đã được gài, được đánh dấu rồi, xin đừng ai hỏi đến nữa. Còn một cái tên nôm na để dịch lễ vấn danh: lễ ăn hỏi.
Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà (pha đủ một ấm), một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ thôi. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới.
Lễ cưới
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai phải đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết đã có sẵn cho cô dâu đầy đủ. Đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn sau này, cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Do không hiểu ý nghĩa này, mà nhiều nơi đã xảy ra nạn thách cưới. Nhà gái đòi điều kiện của cải, bù vào việc nhà mình mất người. Rồi còn xảy ra tệ nạn sau khi cô dâu về, bà mẹ chồng đã thu lại các của cải để bù vào việc đi vay mượn trước đó. Thách cưới đã thành hủ tục, giờ đây đã được bỏ đi.
Lễ xin dâu
Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến.
Lễ rước dâu
Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành từng đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu đứng sẵn để cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ. Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
Rước râu vào nhà
Đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
Lễ tơ hồng
Cả hai họ cùng ngồi ăn uống xong, tất cả ra về, trừ người thân tín thì ở lại. Họ chờ cho cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau, là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng tơ hồng đơn giản nhưng rất thanh lịch, không có cỗ bàn nhưng có rượu và hoa quả. Có thể cúng trong nhà, mà cũng có thể cúng dưới trời . Ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng, chứng kiến buổi lễ. Lạy cụ tơ hồng, rồi hai vợ chồng vái nhau (gọi là phu thê giao bái). Các đám cưới quý tộc thì việc tổ chức có quy cách hơn.
Trải giường chiếu
Xong lễ tơ hồng, thì cô dâu chú rể cùng mọi người vào phòng cô dâu. Trong lúc này trên chiếc giường cưới đã có sẵn đôi chiếu mới úp vào nhau. Bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, sẽ trải đôi chiếu lên giường, trải cho ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận.
Lễ hợp cẩn
Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh. Loại bánh này gọi là bánh phu thê (sau này ta đọc thành bánh xu xê). Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống, phải cùng cạn chén, cùng ăn hết cái bánh - chỉ co hai vợ chồng, không chia cho ai, không để thừa.
Mọi người ra ngoài, để hai vợ chồng cùng tâm sự. Ở một số nhà khá giả, thiên về hoạt động văn hoá, thì những bạn bè văn chương chữ nghĩa với chàng rể còn mang hoa, thắp đền sáng rực trong phòng hợp cẩn. Họ cũng ca hát, gây tiếng động, hoặc vỗ tay, đập các khúc gỗ vào nhau. Do đó mà sau có chữ động phòng hoa chúc.
Lễ lại mặt
Cũng gọi là ngày nhị hỉ, lễ cưới xong, sáng hôm sau, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà gái, mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lơn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay. Nhưng trường hợp này rất hiếm.
Lễ cheo
Lễ cưới Việt Nam còn có một hiện tượng độc đáo, đó là lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng. Thật ra đây cũng là thủ tục như bây giờ chúng ta đăng ký ở Uỷ ban. Song người Việt không cho đó chỉ là thủ tục, mà là một lễ nghi hẳn hoi. Người theo chữ nghĩa sách vở thì gọi lễ cheo này là lễ lan nhai (nhiều người đọc ra là lễ lan giai). Lan nhai có nghĩa là tiền nộp cheo cho làng khi nhà trai đến đón dâu ở nhà gái.
Cách thức tổ chức, trình tự tiến hành của một đám cưới Việt Nam ngày xưa là như vậy. Những đám cưới theo kiểu mới hiện nay, theo phong trào, theo quan niệm mới (thật ra thì chưa thành quan điểm), ta cứ làm mà thực ra thì chưa ưng lắm. Gần đây đời sống của ta có tươi hơn, chuyện xã giao, chuyện theo đà cũng rầm rộ hơn, khiến cho nhiều người biết là không ổn mà vẫn cứ phải theo những kiểu cách phô trương (có cả trục lợi).
Nhìn lại các phong tục cổ truyền của đám cưới ngày xưa, phải thành thực nhận rằng nhiều người trong chúng ta chưa thật tiếp cận đúng với tinh thần, ý nghĩa nên chỉ thấy phần thiếu sót: nhiều nghi lễ phiền phức, mang tính phong kiến nặng nề; nhiều hủ tục: chuyện thách cưới, chuyện ở rể, chuyện đăng môn hộ đối… làm giảm đi ý nghĩa của hôn nhân, đám cưới phô trương cỗ bàn, khoe khoang y phục, hát xướng…
Thật ra người dân ta, ngày xưa có ưa gì những đám cưới loè loẹt đâu. Nhưng một mặt khác, lại phải thấy rằng, cách tổ chức ngày xưa quả thực có ý nghĩa sâu sắc và có những nét đẹp. Các đám cưới mới của chúng ta ngày nay, phải xin phép để nói rằng, nhiều trường hợp đã không thể hiện được cái đẹp, cái hay đã có.
Về ý nghĩa sâu sắc, có tính cách triết học, có thiên về tâm linh, người ta hiểu rằng: hôn nhân là việc hệ trọng, là thiêng liêng. Vì thế người ta thấy cần phải theo lễ. Phải gọi là lễ cưới chứ không chỉ là đám cưới suông. Lấy vợ, lấy chồng là một việc thiêng liêng của đời người. Lấy nhau vì tình, nhưng cũng còn vì nghĩa nữa. Nhiều cô cậu ngày nay chỉ biết yêu nhau mà lấy nhau, để thoả mãn sự gắn bó, có lẽ không khẳng định là dài hay ngắn.
Cưới vợ cưới chồng ở Việt Nam la có sự chứng kiến của thần thánh tổ tiên (có tơ hồng). Đó là thần quyền. Rồi phải có làng xóm, pháp luật công nhận (lễ nộp cheo. Đó là pháp quyền. Và trước nhất anh chị phải yêu nhau, phải thấy hợp nhau, hợp tuổi tác. Đó là nhân quyền. Những đám cưới có hai cô cậu biết nhau (mời bạn bè đến ăn) cũng chỉ là quan hệ cá nhân mà thôi. Chỉ biết yêu, chứ không biết đó là thiêng liêng, nên sự ràng buộc chỉ là mức độ.
Đám cưới Việt phải có trầu, cau mới thể hiện được sự ràng buộc của tình nghĩa vợ chồng và linh ứng của thần linh. “Ba đồng một mớ trầu cay – Sao anh không hỏi những ngày còn không…” là ý nghĩa như thế.
Lễ vật đám cưới truyền thống - ở các nhà bình dân – không có mâm cao cỗ đầy, không ai đếm món: mâm này năm trăm, mâm kia sáu trăm, nhà các quan to thì lắm xe đưa đón. Nhưng người dân Việt Nam biết chọn các lễ vật đẹp. Những cốm, hồng, những dây lụa chăng đường, những bài thơ, bài hát. Thật là đẹp đẽ và cảm động. Cái đẹp của lễ cưới Việt Nam là như thế.
3/Xưa gọi là Hôn-Lễ, vì nó có ý nghĩa riêng, vì theo lễ tục xưa người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối. Buổi chiều tối là lúc Dương qua Âm lại, âm dương giao hoán với nhau được thuần, cho nên dùng giờ này để làm Hôn-Lễ, tức là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất.
Theo xưa thì có 6 lễ, phân ra như sau :
1. Vấn danh ( hay là cầu thân )
2. Sơ vấn ( hay là lễ sỉ lời )
3. Ðại đăng khoa ( lễ đám hỏi )
4. Sỉ lời ( tức là lễ hỏi thăm nhà gái đòi hỏi những lễ vật, tiền nong thế nào )
5. Lễ nạp tài và thăm con dâu Lễ tiểu đăng khoa ( tức là lễ cưới )
1.- Lễ Nạp Thái
Theo tục lệ Trung Hoa thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn". Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người Trung Hoa nào còn theo cổ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim nhạn. (Loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình).
2.- Lễ Vấn Danh
Là hỏi tên và họ của cô gái là gì, được bao nhiêu tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa.
3.- Lễ Nạp Cát
Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là.
4.- Lễ Nạp Chưng
Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu.
5.- Lễ Thỉnh Kỳ
Là Lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thế nào nhà gái cũng tùy ý bên trai.
6.- Lễ Thân Nghinh
Là đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định của bên trai. Bên trai đem lễ vật sang làm lễ rước dâu về.
1/Hôn lễ Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề theo Chu Công lễ, về sau dần dà cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc ta.
Hôn lễ Việt Nam từ đây thiên về xã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn và chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nề câu nệ theo tín ngưỡng và phép tắc, giáo điều Khổng Mạnh. Cho nên tới cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hôn lễ trong đời sống Việt Nam có tính cởi mở nhiều và ngày càng giản lược nhưng thân hòa, ý nghĩa hơn.
· Bắn tin: Sau khi người con trai đã tìm hiểu và đã có ý kén người con gái làm bạn trăm năm, bố mẹ chàng trai nhờ người đưa tin cho bố mẹ cô gái có ưng chịu hay không ưng chịu thì cho tin lại. Về tục bắn tin này, luật ta xưa có nói rằng: "Trước khi đi hỏi, nhà con gái phải làm hôn thư, kể rõ hai người ấy có bệnh tật gì không, con vợ cả, hay con vợ lẽ". Ngày nay lệ lập "hôn thư" không còn nữa, đôi bên chỉ nói miệng cho nhau. Trước đây, một đôi gia đình sang trọng khi cưới xin phỏng theo sách "Văn Công gia lễ" làn hôn thiếp bằng giấy hồng đào, có kê đồ lễ vật, nhưng đây đây chỉ là trường hợp rất hãn hữu.
· Dạm ngõ hay xem mặt: Có nhiều cặp trai gái, đã gặp gỡ nhau rồi mới lấy nhau, nhưng việc hôn nhân do cha mẹ định , nên có nhiều đôi trai gái không hề biết mặt nhau; Lễ "chạm ngõ" để chàng trai xem mặt cô gái, và cũng là dịp để cô gái thấy rõ người phối ngẫu tương lai của mình. Lẽ tất nhiên tin đi, mối lại phải nhờ ông mai bà mai. Ông bà mai thường nói hay cho cả hai bên, đôi bên cũng nhân lễ "chạm ngõ"để xác nhận lời nói của ông mai bà mai. Trong lễ "chạm ngõ", đôi bên thường khơi ra những câu chuyện để tìm hiểu chú rể cô dâu, nhất là nhà trai. Muốn tìm biết cô dâu trong lúc ở nhà mình, nhà trai nhìn cô dâu trong công việc làm, xét cô dâu trong cử chỉ. Trong cuộc hôn nhân việc "chạm ngõ" chỉ làm theo tục lệ, đôi bên họ đều tin ở ông mai, bà mai. Giờ đây lễ "chạm ngõ"õ chỉ còn là một lễ theo hình thức vì khi đôi bên trai gái đã hiểu nhau lắm, không cần phải tới ngày "chạm ngõ" mới biết nhau.
· Ăn dặm hay vấn danh: Lễ này ngày nay không còn . Theo tục lệ, khi ông mai bà mai đã được nhà gái trả lời ưng thuận hôn nhân, liền báo tin cho nhà trai biết. Kế đó, ông hoặc bà mai dẫn mấy đại diện của nhà trai tới nhà gái với lễ vật, thường gồm cau trầu, chè rượu. Trong dịp này, nhà trai xin tờ "lộc mệnh" của cô dâu, tức là giấy ghi ngày sinh tháng đẻ.
· Ăn hỏi hay nạp tệ: Sau lễ ăn dặm rồi, ông hoặc bà mai liên lạc với nhà gái để ấn định ngày ăn hỏi.Đến ngày ấn định ông hoặc bà mai dẫn nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính thức công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái đã nghiễm nhiên đã trở thành đôi vợ chồng chưa cưới. Lễ ăn hỏi gồm cau, rượu, chè (trà) và bánh trái. Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh xu xê và bánh cốm, bánh xu xê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm, hoặc bánh chưng và bánh dày, bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và cả quả nem nữa dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng tronghộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay...Những lễ ăn hỏi của nhà trai mang tới, nhà gái đặt một ít lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chi cho họ hàng, thân bằng quyến hữu. Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẽ là số âm dùng trong việc cúng lễ. Việc chia bánh trái, cau, chè sau lễ hỏi có ý nghĩa nhà gái muốn báo tin cho họ hàng bạn bè biết là con gái mình đã đính hôn. Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp "báo hỷ" lại có thiếp mời tiệc cưới.Việc chia đồ lễ ăn hỏi, nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thếch đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặt biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng hai ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày. Chính ngày xưa, các cụ vẫn khuyên các chàng trai đã hỏi vợ thì cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Ca dao có câu:"Cưới vợ thì cưới liền tay Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha"Lễ ăn hỏi xong đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con vì không muốn con sớm phải về nhà chồng...
· Lễ nghênh thân: Lễ này còn gọi là lễ nghênh hôn vì chính trong lễ này chú rể phải tới nhà bố vợ để đón cô dâu. Bởi vậy, lễ nghênh thân còn gọi là lễ đón dâu.Sau ngày ăn hỏi, trước ngày đón dâu, nhà trai phải tới đằng nhà gái xin cưới. Sở dĩ phải xin cưới vì tục xưa hỏi vợ xong, khi đôi trẻ còn quá nhỏ tuổi, lễ cưới không cử hành ngay. Nhà trai muốn làm lễ cưới phải cho nhà gái biết và xin cưới. Việc xin cưới thường do môi nhân làm trung gian nói thẳng với nhà gái, nhưng cũng có khi nhà trai trao thư cho nhà gái.Người xưa tránh lễ nghênh hôn trong thời kỳ có tang, hoặc bên trai hoặc bên gái. Khi có tang thì phải đợi mãn tang, tức là sau ba năm mới được làm lễ cưới. Thời gian chờ đợi lâu nên có trường hợp hai bên phải làm lễ cưới gấp rút để "chạy tang" thường là:
o Lễ cưới tiến hành ngay trong khi người bệnh (ông bà nội ngoại, cha mẹ hai bên) đang hấp hối.
o Lễ cưới trước hay ngay sau khi phát tang.
Thời xưa, khi nhà trai xin cưới, nếu nhà gái thuận thì trả lời cho nhà môi giới, tức là ông bà mai, nhưng sự trả lời này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà , bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y phục cho cô dâu và cả tiền mặc nữa. Chuyện thách cưới giống như người ta trong cuộc mua bán một món đồ vật, cho nên mơi có từ "gả bán". Nhà gái nhiều khi thách cưới quá nhiều, nhà trai phải xin rút xuống. Nhà gái "giơ cao đánh khẽ", tuy thách nhiều nhưng khi nhà trai xin rút vẫn ưng thuận. Ta có câu:"Gả con đâu phải bán trâu" và cũng có câu "Thương con ngon của" để tỏ rằng tuy nhà gái có thách cưới nhưng nhà trai vẫn xin được. Tuy vậy, cũng có cuộc hôn nhân phải tan vỡ vì bố mẹ cô dâu thách cưới quá nhiều nhà trai không lo đủ. Ngày nay, nhà gái linh động hơn và "tâm lý" hơn nên có nhiều nhà giàu không thách cưới nhưng lại nói "làm sao coi được thì thôi". Câu này cũng là một lối thách cưới nửa vời, khiến đối phương vẫn thường lo ngại. Thế nào mới là "coi được" chứ?
2/Theo chữ nghĩa, sách vở thì trai gái lấy nhau, gọi là giá thú (giá là lấy vợ, thú là lấy chồng) nhưng nhân gian ta vẫn gọi nôm là đám cưới, hoặc gọn hơn là cưới. Trong đời sống tinh thần của người Việt (Kinh) thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Dân gian có câu: "Tậu trâu cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thật là khó thay". Cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm phong vị dân tộc nhưng lại nhiêu khê tốn kém. Phần lớn các đám cưới cổ xưa của người Việt thường được tổ chức theo một cuốn sách cổ gọi là Thọ mai gia lễ - cuốn sách dạy người ta những việc về quan, hôn, tang, tế. Về sau tuỳ từng vùng, từng thời, từng gia cảnh mà việc hỷ (cưới) được tổ chức khác nhau. Nhưng cho dù là ở đâu, thời nào thì một đám cưới truyền thống cũng gồm các thủ tục, các bước chính là: kén chọn, giạm ngõ (chạm mặt), hỏi, cưới, lại mặt và nộp cheo.
o Kén chọn: Lệ xưa việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha mẹ, vậy con cái đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Kén rể, kén dâu là một công việc tiền hôn lễ nhưng rất quan trọng. Trước hết là việc xem xét gia đình dự định trở thành thông gia xem thuộc loại gia đình như thế nào, có môn đǎng hộ đối không? Ca dao cổ có câu "Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi" cho bên gái. Lại có câu "Lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống" cho cả hai bên. Sự kén chọn của nhà trai bao giờ cũng chủ động nên kỹ càng hơn. Truyện Kiều có một câu:"Trǎm nǎm tính cuộc vuông trònPhải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông".Cô dâu tương lai phải "tam hợp" tránh "tứ xung" về tuổi. Không sành việc xem tuổi thì cứ "Gái hơn hai, trai hơn một" là tốt. Đó là về tuổi còn ngoại hình thì người phụ nữ cũng phải "Lưng chữ vụ, vú chữ tâm" phải "thắt đáy lưng ong'". Và nếu được cả con mắt lá dǎm, lông mày lá liễu nữa thì thật "đáng trǎm quan tiền".
o Giạm ngõ hay chạm mặt: Đó là lần đầu tiên đại diện nhà trai đến nhà gái, sau khi đã chọn được dâu đúng với "tiêu chuẩn". Lần "đặt vấn đề" này hoàn toàn có tính "đánh tiếng", "làm quen". Nếu sau lần giạm ngõ này không có vấn đề gì thì lễ ǎn hỏi chính thức được tiến hành. Điều đáng chú ý là trong lần chạm mặt này, cô dâu, chú rể tương lai sẽ được thấy mặt nhau, vì thế còn được gọi là lễ xem mặt.
o Ǎn hỏi: Có nơi gọi là lễ bỏ trầu cau, khi hai bên trai gái đã thống nhất được với nhau về mặt gia đình, đối tượng cụ thể, vào "ngày lành tháng tốt" sẽ tổ chức ǎn hỏi. Nhà trai mang lễ vật gồm trầu cau, chè thuốc, có khi là xôi gà đến nhà gái để chính thức bàn chuyện cưới xin. Trong xã hội cũ thì lễ này là lễ "ngã giá" người con gái. Nhà gái sẽ được đưa ra yêu cầu, tức là nơi thách cưới. Lệ cưới cũ, thách cưới tức là yêu sách do nhà gái đặt ra với nhà trai. Thường là thách một đôi bông tai (khuyên tai) vàng, một chiếc nhẫn, chǎn, chiếu, hòm, xiểng, quân áo cho cô dâu, ít ruộng vườn cho đôi vợ chồng mới và gạo thịt, rượu, trầu cau, trà thuốc cùng các thực phẩm khác để làm cỗ cưới. Thông thường nhà trai phải lo chuyện này trước lễ đón dâu. Vậy nên mới xảy ra sự "Giơ cao, dánh khẽ", "thương con ngon rể, và "cò kè bớt một thêm hai" trong lễ hỏi.Sau lễ hỏi, nhà gái mang trầu cau đi chia khắp họ nội ngoại, xóm giềng, bè bạn. Miếng trầu cau thay cho lời thông báo việc gả chồng cho con, đó chính là thứ thay cho thiếp báo, thiếp mời.
o Lễ cưới: Sau khi các điều (yêu sách) đã được nhà trai thực hiện, người ta chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới. Trước đó, cả hai nhà đã dựng rạp, sửa sang nhà cửa đón khách. Hôm cưới, nhà trai chọn một đoàn gồm một người có tuổi (45-50), "con cái đông đàn dài lũ" còn đủ vợ chồng (song toàn), kiêng người goá vợ, goá chồng, lại giỏi ǎn nói, đối đáp, làm trưởng đoàn cùng với nǎm đến mười thanh niên trẻ, đẹp, còn "tân" (chưa vợ) gọi là phù rể, đi đón dâu. Trên đường đến nhà gái, trước khi vào cổng, đoàn đi đón dâu bị trai làng, trẻ con chặn lại bằng một sợi dây thừng hay đóng cổng lại (gọi là tục chǎng dây, đóng cổng). ở đoạn này của lễ cưới thật vui. Nhiều khi bên họ gái ra vế "đối" bắt bên kia phải "đáp" lại thật chỉnh, thật nhanh mới cho đi. Lại phải tung tiền xu cho bọn trẻ con mới được vào cổng... Sau khi đã vào đến sân nhà gái đoàn đi đón dâu được mời vào nhà ngồi chơi trên chiếu cặp điều ǎn trầu, uống nước và sau đó dùng cơm chiều. Xong xuôi, đại diện nhà trai có "người" xin dâu với họ nhà gái. Nhà gái bao giờ cũng làm ra vẻ dùng dằng, lần khần và chỉ đồng ý cho dâu đi vào giờ cuối của buổi chiều.Đoàn đưa dâu của nhà gái cũng gồm những thiếu nữ trẻ và xinh (gọi là các cô phù dâu), đứng đầu đoàn đưa dâu cũng là một bà có tuổi còn song toàn (còn chồng) và "mắn" con. Lúc này cả đoàn đón dâu và đưa dâu cùng đi, nên đông vui. Nào ô, nào khǎn, nào nón thúng quai thao, nào yếm thắm bao xanh, môi trầu "cắn chỉ". Trang phục cổ truyền dân tộc xuất hiện phong phú nhất là ở lúc này. Đoàn về đến nhà trai, ở đầu cổng, pháo đã nổ giòn để đón dâu. Tối đó là lễ tế tơ hồng nguyệt lão, tiên thiên, là lễ mệnh tiếu (nghe lời cha mẹ dạy bảo). Sau cùng là lễ hợp cẩn. Cô dâu bước qua đống lửa bước vào buồng mình. Có nơi đặt một cái cối trước cửa buồng khi cô dâu bước qua, mẹ chồng cầm chày giã vào cối không ba cái. Giường của đôi vợ chồng mới cưới đã được một người đàn bà có tuổi, nhiều con cái trải chiếu cho, một chiếc sấp, một chiếc ngửa... Vào giường, cô dâu phải ngồi thật mạnh xuống, trong lúc bạn bè, chú rể đang làm náo động ầm ĩ cǎn buồng lên một lúc rồi mới đi ra. Sau đó là lễ hợp cẩn: cô dâu chú rể uống chung một chén rượu nhỏ, có nơi ǎn chung một đĩa cơm nếp, đĩa xôi... tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hoà thuận đến "bách niên giai lão".
o Lễ lại mặt: Sau đêm tân hôn, vợ chồng mới dắt nhau về nhà gái. Mọi việc suôn sẻ sẽ tổ chức tiệc mừng. Lễ lại mặt xưa là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện chàng trai. Trường hợp có trục trặc gì trong đêm tân hôn thì trong ngày lại mặt này bố mẹ cô dâu cũng sẽ được biết. Xưa kia, khi chú rể cùng cô dâu trở về mà đem theo một lễ có thủ lợn mà cắt mất tai thì sẽ mất vui (thủ lợn bị cắt mất tai tức là dấu hiệu cảnh báo nhà gái rằng: con gái ông bà trước khi lấy chồng đã không còn trinh trắng!). Trường hợp này nhà gái buộc phải bí mật trả lại nhà trai một số của nả, lễ vật, nhiều khi rất đáng kể mới yên chuyện.
o Lễ nộp cheo: là một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao này thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm. Trong bữa khao, chú rể đóng vai chính, anh ta ngoài việc phải lo bữa khao còn phải nộp một số vật liệu như gạch, ngói để tu bổ các công trình công cộng của làng xóm bên gái như đình, điếm, đường làng, chùa cổng... là một thủ tục nằm ngoài hôn thú nhưng không thể không có, vì vậy ca dao cổ có câu: Có cưới mà chẳng có cheo Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh
Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa. Ngày nay đám cưới của người Việt đã có những thay đổi lớn, vừa dân tộc vừa trang trọng nhưng cũng rất tiết kiệm. Các tục cũ như tảo hôn (lấy chồng từ thuở 13, đến nǎm 18 thiếp đà nǎm con), đa thê (trên trời có vảy tê tê có anh bảy vợ chẳng chê vợ nào), đòi của hồi môn (của cô dâu mang về nhà chồng) và nhiều tục lệ nhiêu khê, tốn kém khác đã mất dần, nhường chỗ cho những tập quán mới vừa dân tộc vừa vǎn minh.
Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền vǎn hoá dân tộc. Nó vừa kế thừa truyền thống phong tục-tập quán của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn minh theo sự phát triển của thời đại. Trong các đám cưới không thể thiếu trầu cau. Nó tượng trưng cho sự gắn bó bền chặt của tình anh em cũng như lòng chung thuỷ sắt son trong tình cảm vợ chồng. Cũng từ đó, trầu cau mang ý nghĩa " Miếng trầu là đầu câu chuyện". Bên cạnh đó là rượu, gạo, thịt, bánh trái là sản phẩm đặc trưng cua nền vǎn minh nông nghiệp lúa nước. Mỗi thứ như vậy đều có ý nghĩa nhất định trong vǎn hoá cổ truyền Việt Nam. Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu, chú rể, hai bên cha mẹ hoan hỉ mà cả họ hàng nội ngoại, bạn bè, làng xóm đều hân hoan chúc mừng hạnh phúc lứa đôi.Quả thật trong đời sống tinh thần của người Việt thì cưới là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời mỗi người. Cưới hiểu theo nghĩa thông thường là tổ chức lễ chính thức lấy nhau làm vợ chồng. Với ý nghĩa đó, đám cưới trở thành ngày thiêng liêng vui mừng nhất, nếu không muốn nói là duy nhất trong cuộc đời mỗi người.Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, vǎn hoá.Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu. Hôn nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người. Hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở của tình yêu là hôn nhân không có đạo đức.Lễ cưới là sự công bố trước dư luận xã hội sau quá trình hoàn thành thủ tục đǎng ký kết hôn. Sự ra đời của một gia đình mới có một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội.Lễ cưới còn là sự họp mặt của hai họ và bạn bè thân thích để mừng cho hạnh phúc lứa đôi. Đến với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen với nhau, tǎng cường giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Đến với đám cưới là đến với một sinh hoạt vǎn hoá lành mạnh không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người và cả cộng đồng.Một số lễ thức trong cưới xin xét ở khía cạnh nào đó cũng thể hiện được ý nghĩa nhất định. Lễ gia tiên, lễ hợp cẩn, lễ lại mặt bộ lộ truyền thống luân lý đạo đức như hiếu đễ với tổ tiên, trân trọng tình cảm vợ chồng, có trách nhiệm với làng xóm quê hương.Hình ảnh cô dâu duyên dáng trong tà áo dài truyền thống của những đám cưới xưa vẫn luôn được mọi người ca ngợi và trân trọng. Nó thể hiện được tính dân tộc của phong tục Việt nam. Và cũng trong hôn lễ, sự chân thành, sâu sắc của tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các tục lệ cổ truyền. Đó là lời khẩn nguyện (lễ thề nguyền) của cô dâu chú rể trước gia tiên hai họ, kèm theo là sự trao kỷ vật như trao nhẫn cưới, hứa hẹn ǎn ở với nhau cho đến "mãn chiều xế bóng"... Tất cả đều nhằm đánh dấu một sự chín muồi của tình yêu để dẫn tới hôn nhân.
3/Lễ cưới Người Việt
Thủ tục đăng ký kết hôn
Tại Việt Nam ngày nay, hai người chỉ việc mua 2 mẫu đăng ký tại Uỷ ban nhân dânphường (xã) (nam 1 tờ và nữ 1 tờ)Điền vào mẫu và mỗi người đều phải lấy chứng nhận của phòng tổ chức nơi mình công tác. Nếu chưa đi làm thì có thể xin xác nhận của ông tổ trưởng dân phố (xóm).Sau đó, cả hai cùng đến Uỷ ban Nhân dân phường đem theo hộ khẩu và chứng minh để xin đăng ký.
Lễ xin dâuTrước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp. Trước đây, do có sự gả bán, cưỡng hôn nên trong hôn lễ dễ có sự cố (chú rể hoặc cô dâu vì không đồng ý tổ chức hôn lễ, tự bỏ trốn...), nên lễ này nhằm xác định chính xác lần cuối cùng thời gian đón dâu hoặc xem lại có sự cố, bất trắc gì không. Ngày nay, hôn nhân dựa trên cơ sở của tình yêu đôi lứa, nên những bất trắc rất hiếm, thời gian đã thống nhất trước thường được đảm bảo.
Rước dâuDù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì đi chăng nữa thì trước khi vào nhà gái cũng phải "chấn chỉnh đội hình". Thông thường, đi đầu là đại diện nhà trai (là người khéo ăn, khéo nói, có vị thế xã hội). Tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè (ở Việt Nam, mẹ chồng không bao giờ đi đón con dâu, thậm chí khi cô dâu về đến nhà chồng, mẹ chồng còn phải trốn một lúc rồi mới ra tiếp khách). Thời nay, đoàn rước dâu cũng không đông người lắm, chỉ khoảng 20 người vì đông quá nhà gái không đủ chỗ tiếp. Làm như thế, trước hết để đoàn nhà trai tránh được sự lộn xộn, lúng túng trong ứng xử nhưng điều quan trọng hơn là tạo điều kiện để nhà gái không bị động, không bị bất ngờ trong nghênh tiếp.Trước đây, nhà trai báo hiệu cho nhà gái bằng một tràng pháo và khi nào nhà gái đáp lại bằng một tràng pháo khác thì nhà trai mới được vào. Có một tục khác là tục chằng dây cũng có tác dụng tương tự. Tục này từng bị phê phán là hủ tục nên đã bị bãi bỏ từ lâu. Trong tình hình mới hiện nay, "hình thức" của tục này vẫn tồn tại nhưng "nội dung" đã thay đổi: nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ (hay thắt lưng, nơ đỏ) chăng dây chờ sẵn ở trước nhà gái khoảng độ 20-30 phút. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này (khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái). Như vậy, tục chăng dây sẽ trở thành một hình thái văn hóa khác hẳn về chất so với tục lan nhai ngày xưa.Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về.Nhà gái đáp từ (đáp lễ)Sau khi được các người lớn tuổi cho phép, chú rể mới được vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu và cùng cô dâu đến trước bàn thời thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Vị đại diện nhà trai đáp lời thay cho chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới. Trước đây, khi xe hoa (đám rước dâu) về tới cửa, nhà trai đốt pháo mừng. Nay, không có pháo nữa, người ta phải thế vào đó bằng cách khởi nhạc để tạo không khí vui vẻ, long trọng để nghênh tiếp cô dâu và nhà gái.Đầu tiên, cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương lễ gia tiên, rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó là lễ tơ hồng (ngày nay, lễ tơ hồng không còn là một nghi thức có tính bắt buộc nữa) tùy từng gia đình, lễ này có thể làm, có thể không. Tiếp theo, cô dâu được dẫn vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới do một người được nhà trai chọn sẵn (mắn con) trải chiếu. Cuối cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả những người tham dự ăn tiệc cưới. Trước kia, tiệc cưới do gia đình người ta thường thuê chỗ và người nấu tiệc.Nhiều gia đình ở thành phố thường làm "ngược" tiến trình này: Họ không rước dâu về nhà mà rước thẳng đến phòng cưới (mà thực chất là phòng tiệc nhà hàng). Sau khi xong việc ở phòng cưới, cô dâu - chú rể mới về nhà chồng, gia đình nền nếp thì có lễ gia tiên, lễ tơ hồng, trải chiếu, có một số gia đình coi như đám cưới đã xong .
1/Sự tích tơ hồng ?
"Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy dây đỏ. Ông lão bảo cho biết đây là những văn thư kết hôn của toàn thiên hạ. Còn những dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà già chột mắt ẵm đứa bé đi qua. Bỗng ông già lại hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ là vợ anh. Vi Cố giận, bảo đày tớ tìm giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ lẻn đâm đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Mười bốn năm sau, quan Thứ Sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung nhan tươi đẹp, giữa lông mày có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi, vợ mới bảo: Thuở còn bé, một bà vú họ Trần bế vào chợ bị một tên cuồng tặc đâm phải. Vi Cố hỏi: Có phải bà vú đó chột mắt không? người vợ bảo: Đúng thế! Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời định sẵn.Mẩu chuyện vui: Tình yêu làm cho con người lú lẫn.... "Tâu Thượng đế, theo hạ thần thì thượng đế không cần đòi lại trí khôn của con người. làm như thế không khỏi mang tiếng là trời nhỏ nhen mà thượng đế nên làm là hạn chế trí khôn của con người."-"Bằng cách nào"?-"Chỉ có tình yêu-Không có gì làm con người lú lẫn đi như trong tình yêu. Trời chỉ cần phái một vị thần mang vòng dây xuống trần, cứ đôi trai gái nào ở gần nhau thì quăng cho một vòng. Người nào càng thông minh thì cần quăng thêm cho nhiều vòng. Con người chỉ luẩn quẩn trong những vòng ấy mà chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện lên quấy nhiễu nhà trời nữa".Trời khen "Thật là diệu kế"!, bèn truyền cho ông tiên già mang những chiếc vòng của trời xuống trần gian.Từ ngày bị ông tiên già khoác vào người mình những vòng dây tình ái, con người chỉ luẩn quẩn với nhau, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau với trời nữa. Ông tiên già ấy được gọi là ông "Tơ" .
2/Bánh su sê hay bánh phu thê?
Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê".Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm.Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.
3/Tục thách cưới hay dở ra sao?
Đã "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng cho nam nữ thanh niên, nhưng luật tục còn gò bó, trói buộc. thách cưới cũng là một lệ tục lạc hậu rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi nhất lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên phận hẩm duyên hiu. Ngay thời trước cũng đã có câu: "Giá thú bất luận tài". Đáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho cả hai gia đình, nhưng gặp phải một vài bà cô, ông bác bên nhà gái khó tính, thách cưới nào quần áo, nón dép, nào rượu bánh cau trầu, che thuốc, nào nếp tẻ, lợn gà, nào nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, lại còn tính đủ cỗ dâu cỗ cưới bao nhiêu mâm, nên nhà trai phải bỏ cuộc. Cũng có đám nhà trai phải chạy ngược chay xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ; song, ngay từ buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, tình thông gia đã bị sứt mẻ, đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.Cũng có trường hợp, nhà gái túng thiếu không đủ tự lực cung cấp cho đủ cái lệ làng "Trả nợ miệng", đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có trường hợp, bố mẹ cô dâu còn phải xuất ra gấp năm gấp mười lần và sau khi thành thân còn cho con gái, con rể nhiều thứ, nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng xì xào, đàm tiếu, cho rằng con mình dở duyên rồi, nên phải cho không."Hay ít" là để dành cho những gia đình có học thức, không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương với ý đồ chọn rể con nhà gia thế, với hy vọng tương lai con mình còn được "Lộng anh đi trước võng nàng theo sau" chứ không đến nỗi phải rơi vào những anh chàng "Vai u thịt bắp" nơi "Nước mặn đồng chua"
4/Tiền nạp theo (hay treo) là gì?
Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "Nạp cheo" là tục "Lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Đầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi còn đốt pháo mừng. Để đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, vòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. Vì thói xấu lan dần, gây nhiều cản trở, triều đình phải ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nạp cheo cho làng, tức là đám cưới được làng công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tiền nạp cheo coi như tiền hôn thú. Nạp cheo so với chăng dây là tiến bộ. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng... Nhưng nhiều nơi chỉ cung đốn cho lý hương chè chén. Đã hơn nửa thế kỷ, lệ này bị bãi bỏ rồi. Thanh niên ngày nay chỉ còn thấy bóng dáng của tiền cheo qua ca dao- tục ngữ.
Nuôi lợn thì phải vớt bèoLấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.
Ông xã đánh trống thình thìnhQuan viên mũ áo ra đình ăn cheo.
Lấy chồng anh sẽ giúp choGiúp em...Giúp em quan tám tiền cheoQuan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Thật quá cường điệu, Chứ tiền cheo không thể vượt quá tiền cưới.
5/Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì?
Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Cũng có thể nhờ gia trưởng khấn hộ cho có bài bản hẳn hoi. Lễ xong, hai người đưa hộp trầu, bao thuốc, đi mời chào thân nhân, khách, bạn khắp một lượt, người nhà sau, những đám cưới có tổ chức thường đã có sự sắp xếp vị trí sẵn. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô.Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ: Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về�?". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỉ niệm, có thể là một cái bút, một gương soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt... Nhà giầu còn cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... (Những thứ này nhà trai đã đưa đến hôm lễ nạp tài. Trong gói quà của bà mẹ cho con gái có cái châm cài tóc, hoặc bảy chiếc kim đính tóc hoặc kim khâu gói trong khăn vuông).Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới Đáng lẽ mừng đám cưới nhưng tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải làm thế nào?Để giúp các gia đình cưới dâu, một số gia vùng nông thôn có tục góp lễ cưới: đầu năm gia đình báo cho họ hàng xóm giềng biết dự định cưới dâu vào tháng nào, thông thường vào sau vụ thu hoạch. Lần lượt các gia đình đóng góp các khoản gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, rượu hoặc tiền theo định lượng. Còn lợn gà thì gia đình nào tự liệu cho gia đình ấy. Tục góp cưới cũng giống như hội tương tế tương trợ, hội cày cấy, hội lợp nhà... luân phiên các gia đình. Đây là một tục hay, cùng nhau lo dần đến lượt mình đỡ phải lo những khoản lớn. Tiền, quà cưới của khách, bạn đưa tới thực chất cũng là hình thức góp lễ cưới, nhưng không chủ động được kế hoạch, thứ có không cần, thứ cần không có, thành ra tốn kém. Lệ chơi họ ngày nay, chung vốn để kinh doanh buôn bán cũng là xuất phát từ hình thức góp tiền nhau để làm nhà cưới vợ, tậu trâu bò ở nông thôn. Vì xuất phát từ họ hàng giúp nhau nên mới gọi là chơi họ. Nếu đoàn thanh niên địa phương nào vững mạnh, cán bộ đoàn công tâm liêm khiết tháo vát, tổ chức "Hội chơi họ cưới vợ" có kế hoạch quản lý kinh doanh sử dụng phân phối chặt chẽ, ắt được nhiều bạn thanh niên hưởng ứng, tham gia... Bước đầu cũng đã có một số địa phương tổ chức "Dịch vụ đám cưới" như mua sắm cho thuê quần áo cưới, bát đĩa, ấm chén bàn ghế, phông màn, tổ chức trang trí, chụp ảnh, ca nhạc... vừa kinh doanh gây quỹ, vừa phục vụ thuận tiện, có chế độ ưu đãi với người góp cổ phần,với đoàn viên.
6/Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?
Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng điều có ý nghĩa hay:Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu:Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một cái nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi, chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu. Con dâu, một tay cầm lấy quan tiền, một tay vẫn cầm quạt che mặt. Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đã chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Đôi chiếu trải úp vào nhau, do một người thân trong họ có tuổi tác, vợ chồng song toàn, con cháu đông, làm ăn nên nổi, được gia đình mời đến trải chiếu; nếu mẹ chồng có đủ tiêu chuẩn trên thì mẹ chồng trực tiếp đến giường trải chiếu, nhưng bố chồng thì không được. Khi con dâu nghỉ ngơi xong, khăn yếm chỉnh tề mới bưng hộp trầu ra chào họ. Trường hợp mẹ chồng đã mất thì một bà cô hay bà dì thay thế.Phong tục này có nhiều ý nghĩa:- Thời xưa, con dâu trước khi về làm dâu, còn hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng. Trừ trường hợp xóm giềng quen biết nhau từ trước không tính, là thân phận con gái chưa cưới đã về nhà trai thì bị dư luận gièm pha là con nhà hư đốn. Có người chồng lại rụt rè e lệ, có trường hợp trước lễ cưới chưa hề thấy mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà là hay, là phải lẽ. Mới bước về nhà chồng đã được tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc, dồi dào như nước quan tiền là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho.Nhiều địa phương lại có tục khác: Khi con dâu vừa vào đến nhà thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm lánh sang hàng xóm ít phút.Tục đó cũng có ý nghĩa hay: Tức là mẹ chồng đã xác định vai trò, trách nhiệm con dâu sẽ về làm chủ, mẹ chồng sẵn sàng trao quyền công việc trong nhà trong cửa cho con dâu, nhưng không phải trao toàn quyền đẩy hết trách nhiệm mà bà vẫn là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.
7/Tại sao phải có phù dâu ?
Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn ngân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con giá mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Phù dâu nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.Đám cưới ngày xưa phải có phù đâu, không định lệ, và cũng không có danh từ "Phù rể". Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mới đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Có lẽ chủ yếu để cô dâu thêm bạn, chú rể thêm bầu. Hay phải chăng ngày nay chàng rể bẽn lẽn e thẹn hơn xưa, nên phải có người dẫn dắt. Hay đám cưới trước thường sinh ra nhiều đám cưới sau nên phải chăm lo đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.
8/ Vì sao tục chọn ngày giờ tồn tại lâu đời?
Xuất phát từ bản năng thành tâm lý phổ biến trong quần chúng, mọi việc làm đều có thành, có bại. Không phải mọ người đều tin rằng yếu tố quyết định thành bại là do chọn ngày chọn giờ. Có người không tin vào thuật chiêm tinh, cho đó là điều nhảm nhí, nhưng chiều theo tâm lý chung của nhiều người trong gia đình họ hàng, xét thấy chẳng có hại gì nên cũng chọn ngày, chọn giờ. Đối với một người trong 1 năm, 1 năm... làm sao tránh được rủi ro bất ngờ, huống chi với cả nhà, cả họ. Hễ khi ai đó xảy ra tai nạn, họ đổ lỗi cho người chủ sự báng bổ, không chịu chọn ngày, chọn hướng. - Vì sao tục chọn ngày giờ tồn tại lâu đời?Xuất phát từ bản năng thành tâm lý phổ biến trong quần chúng, mọi việc làm đều có thành, có bại. Không phải mọ người đều tin rằng yếu tố quyết định thành bại là do chọn ngày chọn giờ. Có người không tin vào thuật chiêm tinh, cho đó là điều nhảm nhí, nhưng chiều theo tâm lý chung của nhiều người trong gia đình họ hàng, xét thấy chẳng có hại gì nên cũng chọn ngày, chọn giờ. Đối với một người trong 1 năm, 1 năm... làm sao tránh được rủi ro bất ngờ, huống chi với cả nhà, cả họ. Hễ khi ai đó xảy ra tai nạn, họ đổ lỗi cho người chủ sự báng bổ, không chịu chọn ngày, chọn hướng.- Chỉ có lợi không có hại:Chọn ngày chọn giờ là một tục lệ biểu hiện sự thành kính, thận trọng, nghiêm trang, không tuỳ tiện, không cẩu thả trước trong và sau khi tiến hành một công trình, do đó dễ được sự đồng tình của những người có liên quan, đối tác.- Có một luận thuyết để tin cậy: Thuật chiêm tinh đúng hay sai, luận thuyết mình tuân theo đáng tin cậy hay không chỉ có người đi sâu nghiên cứu mới xác định được, tuy rằng "vô sư, vô sách, quỷ thần bát trách" nhưng có vẫn còn hơn không, nếu có sai sót gì đổ lỗi cho thầy, đã có thầy mang tội, người chủ sự đỡ lo.Vì những lẽ trên mà tục chọn ngày chọn giờ chẳng những tồn tại lâu đời, mà lan truyền phổ biến ngày càng rộng. Các thuyết chiêm tinh qua từng thời kỳ, từng địa phương có thể phủ định loại bỏ nhau, nhưng tục chọn ngày chọn giờ nói chung vẫn chưa hề bị mai một .
Mùa xuân tượng trưng cho sức sống, hạnh phúc, nên dùng màu xanh non và màu hồng. Mùa hè tượng trưng cho sự sôi động, náo nhiệt, nên sắc vàng tươi, vàng chanh là chính. Mùa thu tượng trưng cho sự lãng mạn, có thể dùng màu vàng úa, vàng cam hơi ngả sang nâu nhạt. Mùa đông là sắc trắng, cộng sắc xanh lạnh.
MÙA THUMùa thu là sự khởi đầu của mùa cưới. Mùa thu với thời tiết khô mát và nắng dịu, là mùa cùa những loài hoa calalyly, cúc mai ý, lan phi yến, những loài hoa này có đặc tính bền, tươi lâu và có thế chống mất nước trong thời gian sử dụng. Vì thế chúng thường được lựa chọn để làm hoa cưới cho các cô dâu. Chọn những loài hoa này các cô dâu sẽ yên tâm vì bó hoa sẽ tươi tắn suốt buổi lễ.Những bông hoa calalyly cuộn như cây kèn thổi lên bản nhạc tượng trưng cho mùa thu. Cúc mai trắng lại mang sự thuần khiết, trong trắng e ấp như chính cô dâu trong ngày vu quy. Lan phi yến màu tím trắng nhạt với mùi thơm mát dịu dàng phù hợp với cô dâu yêu thích sự lãng mạn.
MÙA ĐÔNGMùa đông tiết trời se lạnhcũng là thời điểm lên ngôi của các loài hoa hồng – loài hoa muôn thuở của tình yêu. Mùa này mỗi bông hồng có kích thước to gấp đôi so với mùa hè, những cánh hoa cuncg4 dày hơn, tạo độ bền caco. Vì thế hoa hồng chính là loài hoa chủ đạo để làm hoa cưới cho mùa đông. Bạn nên điểm xuyết thêm những bông lyly, lan thái, địa lan, cẩm tú cầu tạo màu sắc sinh động trẻ trung. Thời tiết se lạnh cô dâu nên chọn những tông màu phấn hồng, đỏ, tạo nên bó hoa cưới ấm áp tràn ngập hạnh phúc trên tay cô dâu, thêm phần rực rỡ cho lễ cưới.Những bông địa lan tượng trưng cho sự vương giải, sang trọng. Ngược với địa lan, lan Thái lại tượng trưng cho sự dịu dàng, mềm mại. Cánh hoa nở rộng của những bông lyly trắng với mùi thơm quyến rũ tượng trưng cho sự hân hoan đón chào niềm hạnh phúc của đôi tân nương – tân lang. Cẩm tú cầu - Một bông hoa lớn gồm rất nhiều bông hoa nhỏ sắc tím nhạt tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở, sự phát triển tiếp nối của cuộc sống lứa đôi.
MÙA XUÂNMùa xuân chính là món quà thiên nhiên tặng cho các đôi uyên ương. Khí trời mát mẻ với sự khoe sắc của trăm loài hoacho các cô dâu thật nhiều sự lựa chọn. Năm nay xu hướng màu chủ đạo của hoa cưới là hai tông màu trắng và tím. Với sắc tím của Violet xen cùng màu trắng tinh khôi của lan hồ điệp, hoặc những nhánh địa lan xếp xen kẽ trên những đoá hoa báo xuân sẽ tạo sự dịu dàng lãng mạn cho bó hoa cưới. Bó hoa cưới thêm phần nổi bật nếu những điểm xuyết những cây thường xuân, những chùm lá nguyệt quế và những chiếc lá mềm mại tạo nên đường nét rủ mềm trong gió.Violet tượng trưng cho sự thuỷ chung. Lan hồ điệp là những cánh bướm báo hiệu mùa xuân – mùa xây tổ của những đôi uyên ương. Còn những đoá tầm xuân lại mang màu sắc của những xác pháo tươi hồng.
MÙA HÈNếu bạn tổ chức lễ cưới vào mùa hè, các cô dâu sẽ có rất ít sự lựa chọn hoa cưới hơn, bởi các loài hoa ít hơn và độ bền kém bởi thời tiết nắng nóng. Để có một bó hoa cưới đẹp và bền thì các cô dâu nên chọn các loại hoa cẩm chướng, hồng môn trắng, hướng dương Đà Lạt, lyperu… phối hợp với những loài hoa cỏ đồng nội để tạo nên những bó hoa mang đậm hơi thở tươi mát của thiên nhiên.Hoa cẩm chướng sôi nổi nhiệt thành tượng trưng cho không khí tưng bừng của lễ cưới. Hồng môn trắng tượng trưng cho tình yêu ngày càng đậm đà sâu nặng của cô dâu, chú rể. Hướnh dương Đà Lạt là loài hoa riêng của mùa hè, khiến cho quan khách hai họ như đang sống trong không gian thiên nhiên tràn ngập ánh nắng.
Dù lễ cưới của bạn được tổ chức vào bất kỳ thời điểm nào trong năm thì những loài hoa cùa mùa đó sẽ là sự lựa chọn sáng suốt nhất bởi chúng đã được thiên nhiên dành riêng cho mỗi mua. Nếu bạn chọn những loại hoa trái mùa, tuy có thể sang trọng độc đáo nhưng không chắc đủ độ bền đến hết buổ hôn lễ của bạn. Vì vậy hãy cân nhắc trước khi chọn cho mình bó hoa của ngày hạnh phúc.
Nên: Cách kết hoa lạ mắt, ấn tượng sẽ khiến khách khứa phải dõi mắt theo bạn. Hãy thử với những ý tưởng mới mẻ và bạn sẽ thấy mình là một cô dâu đặc biệt.
Không nên: Chọn loại hoa quá hiếm và phải nhập khẩu, chọn loại hoa không đúng mùa là một sai lầm lớn bởi giá tiền sẽ cao và bạn sẽ gặp phải rủi ro khi hoa không được mang đến đúng hẹn
2/Chọn Hoa Theo Phong Cách Lễ Cưới
Trong cuộc sống hiện đại, các cô dâu chú rễ thường chọn cho mình một phong cách cưới mang dấu ấn riêng. Sự lựa chọn hoa phù hợp với phong cách lễ cưới cũng thể hiện sự tinh tế của cô dâu.
Nếu bạn muốn đám cưới của mình diễn ra đơn giản gần gũi với thiên nhiên, nên chọn những bông hoa nhỏ với sự phối hợp của cỏ và lá như lypêru, cúc nhỏ, dây leo, hoa hồng nhỏ…
Lễ cưới trong khách sạn 5 sao - bạn nên chọn những loại hoa như địa lan, lyly… vì chúng rất sang trọng và quý phái như chính lễ cưới của bạn.
Lễ cưới ngoài trời: Do đặc điểm có nhiều ánh sáng nên bạn hãy chọn những loại hoa có tông màu nhạt như ly trắng, cúc, lan hay các loại cẩm tú cầu…
Lễ cưới diễn ra trong khán phòng sáng đèn, bạn nên chọn sắc màu đặc trưng trắng - hồng giúp cô dâu thêm nổi bật: cúc trắng, hồng phấn, hồng song hỷ, ly trắng, nên tránh các loại hoa có màu tím, xanh nhạt
Tổ chức cưới dã ngoại trong khu resort nên chọn loại hoa đơn giản, các cô dâu chỉ nên kết hoa đeo cổ tay – vì với không gian này cô dâu phải cầm ly rượu đi lại mời khách nên không thể một tay ôm hoa một tay cầm ly rượu. Với lễ cưới này các cô dâu nên chọn nhũng loại hoa có độ bền cao, gam màu phù hợp với hoạ tiết váy cưới như lan, hoa hồng, calalyly…
Nếu hôn lễ của bạn tổ chức đãi tiệc trước ngày rước dâu, trong buổi đãi tiệc của nhà gái các cô dâu cũng nên kết hoa để đeo tay. Theo phong tục Việt Nam, ông bà ta thường kiêng cô dâu cầm nhiều bó hoa cưới. buổi đãi tiệc các cô dâu thường mặc áo dài và hoa cưới cũng nên chọn những loại hoa hợp với gam màu áo dài. bạn nên chọn lan, hoa hồng, calalyly, nhấn thêm vẻ mềm mại dịu dàng của tà áo cô dâu.
3/Chọn Hoa Theo Chủ Đề
1. Hoa cho bàn thờ ông bà:
Dù có cử hành hôn lễ ở nhà hay không thì bạn cũng phải chuẩn bị hoa cho bàn thờ ông bà và bàn thờ tôn giáo của gia đình. Có thể quanh năm bạn để sẵn những lọ hoa vải, hoa giấy trên bàn thờ, nhưng đến ngày cưới, bạn nên tạm cất những bình hoa giả ấy đi và chuẩn bị hoa tươi màu sắc trang nhã cho những nơi thờ thiêng liêng này.
2. Hoa trang trí nhà:
Ngày nay, gia đình có tiệc cưới đã chú trọng nhiều đến việc trang trí hoa cho nhà của mình. Ngoài những bình hoa lớn đặt nơi góc phòng khách, bạn cũng có thể tự làm hoặc thuê các cửa hàng hoa làm những vòng hoa to, đủ màu sắc trang trí nơi đèn chùm hoặc tay vịn cầu thang để tôn thêm phần tươi mát long trọng cho ngày cưới của mình.
3. Hoa trên bàn khách:
Với truyền thống của người Việt, khi cử hành lễ đón dâu, họ nhà trai sẽ ghé thăm gia đình họ nhà gái và tất nhiên việc chuẩn bị vài bàn tiệc nhẹ tùy theo số lượng họ hàng thân thuộc là điều chắc chắn phải có. Vậy thì không thể thiếu những bình hoa làm cho bàn tiệc thêm sinh động.
4. Hoa và trái cây trang trí:
Nhiều gia đinh, ngoài hoa còn chọn cho mình những mâm trái cây to để trang trí. Việc kết hợp hoa và trái cây cũng rất đẹp, bạn chỉ nhớ chọn màu sao cho đẹp và hài hòa là được.
1/Những tập tục cưới của Việt Nam
-------------------------------------
-------------------------------------------------------------
-------------------------------------
1/Chọn Hoa Cưới Theo Mùa
4/Những điều cần tìm hiểu khi đặt hoa cướiChủ đề và sắc thái của đám cưới sẽ quyết định cách tổ chức buổi lễ và việc trang trí những không gian đón tiếp. Thế nên việc tìm được một thợ trang trí hoa chuyên nghiệp hiểu được ý của bạn và có thể thực hiện ý tưởng trong tầm ngân sách cho phép là điều quan trọng. Trước khi chọn lựa dịch vụ hay nhà thiết kế hoa cho đám cưới, bạn nên tìm hiểu những thắc mắc sau
Phía anh/chị sẽ hoàn tất việc trang trí trong bao lâu?
Phong cách nào anh/chị chuyên nghiệp nhất: hiện đại, cổ điển, lãng mạn...?
Tôi có thể xem qua danh mục trang trí không?
Liệu chúng có phù hợp với đám cưới của tôi và địa điểm đón tiếp không?
Chi phí dịch vụ thế nào - trọn gói hay tính riêng từng phần?
Giá của mỗi thứ là bao nhiêu như hoa cầm tay của cô dâu, hoa cài áo chú rể, hoa trên bàn tiệc, hoa ở sảnh...?
Cửa hàng có thể cung cấp thảm trải lối đi, nến, chân đế nến, cổng hoa....?
Khoản tiền dự tính của tôi có kham nổi những thứ ấy?
Tôi có thể xem mẫu trước không?
Khi nào thì anh/chị bàn giao hoa? Có mất phí vận chuyển không?
Khi nào cần hoàn trả những thứ cửa hàng cho mượn?
Tôi sẽ được cho biết cách bảo quản hoa của mình chứ?
Có bao nhiêu đám cưới trùng với ngày cưới của tôi?
Anh/chị có thể gợi ý cho tôi trong việc chọn lựa những loại hoa theo mùa để tiết kiệm chi phí?
Anh/chị có những ý tưởng sáng tạo và độc đáo nào không?
Tôi phải đặt cọc trước bao nhiêu?
Khi nào cần thanh toán hết tiền dịch vụ?
Khi nào tôi phải thông báo số lượng cuối cùng bàn tiệc cần trang trí?
5/Đặt hoa cưới vào lúc nào?
Lý tưởng nhất, bạn nên đặt hoa cưới trước ngày tổ chức lễ cưới khoảng 2,3 tuần, thậm chí có thể là 1 tháng. Chuẩn bị hoa cưới khá phức tạp, bạn nên đặt trước sớm để người cắm hoa có thời gian chuẩn bị những phụ kiện bó hoa, những cách trang trí hoa sao cho phù hợp với nơi bạn tổ chức đám cưới của mình. Nên đặt cọc trước một khoản tiền để giữ chỗ, và nếu có thể thì nhắc nhở cửa hàng hoa về những yêu cầu của bạn sau khi đã đặt hoa.
Mẹo nhỏ cho bạn: Hãy cân nhắc những yêu cầu của bạn trước khi tham khảo sự tư vấn của cửa hàng hoa.Mang theo những tấm ảnh hoặc tạp chí có hình kiểu hoa mà bạn thích, người tạo mẫu hoa cưới sẽ cho bạn biết ý tưởng của bạn có khả thi hay không. Một điều quan trọng: hãy nói rõ loại hoa mà bạn muốn. Đừng nói chung chung là bạn muốn màu "hồng", bởi có đến hàng chục loại hoa với những sắc hồng rất khác nhau, và bó hoa cưới sẽ khác xa với những gì bạn hình dung ban đầu. Thêm nữa, hãy hỏi kỹ giá cả và cân nhắc khả năng tài chính của bạn, và cuối cùng, tin vào bàn tay và óc thẩm mỹ của người tạo mẫu hoa, và đợi đến ngày cưới của mình.
6/Tiết kiệm chi phí khi mua hoa cưới
1. Bạn cưới vào mùa nào thì nên đặt hoa của mùa ấy, không nên quá cầu kỳ đặt các loại hoa nở không đúng mùa, như vậy vừa đắt tiền mà lại mau tàn.
2. Không nhất thiết phải dùng hoa trang trí dọc các lối đi, sảnh đường, chỉ cần dùng các dải ruy băng kết hợp khéo léo với các loại lá cây cũng tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
3. Khu vực đón khách không cần phải dùng các loại hoa đắt tiền và chỗ nào cũng phải bày hoa, ngược lại, những bông hoa đơn giản cắm trong những chiếc bình độc đáo, xinh xắn sẽ rất lịch sự nhưng cũng không kém phần sang trọng, bắt mắt.
4. Nếu tiệc cưới và hôn lễ tổ chức cùng một địa điểm và thời gian sát nhau, bạn có thể dùng lại hoa của hôm trước nếu chúng vẫn còn tươi, không cần thiết phải thay thế hoa mới toàn bộ.
7/Hoa tươi hay hoa lụa?
Khi chọn một bó hoa thật đẹp cầm tay trong ngày cưới, đại đa số các cô dâu thích chọn hoa tươi. Song, bên cạnh hoa tươi, những bó hoa lụa rực rỡ, bắt mắt với những ưu điểm của nó cũng đang ngày càng được nhiều cô dâu ưa chuộng.
Bạn có băn khoăn về việc chọn hoa tươi hay hoa lụa cho ngày cưới của mình? Hãy xem xét những ưu điểm của từng loại để có thể lựa chọn dễ dàng và chính xác hơn.
10 lý do để chọn hoa lụa:
1. Trông luôn tươi tắn. Không héo hay biến màu.
2. Có rất nhiều màu sắc và phong cách để lựa chọn.
3. Giữ được lâu hơn, và bạn có thể cầm loại hoa mà bạn ưa thích vào mùa thu, dù loại hoa đó chỉ có trong mùa xuân.
4. Nhẹ hơn hoa tươi.
5. Rẻ hơn hoa tươi.
6. Dễ dàng vận chuyển, và không phải bảo quản lạnh.
7. Không gây dị ứng.
8. Cánh hoa không bị rụng.
9. Có thể mua hoặc chuẩn bị bó hoa vài tuần trước khi lễ cưới diễn ra.
10. Không thu hút ong hay các loại côn trùng khác.
10 lý do để chọn hoa tươi
11. Mùi thơm.
12. Nhiều màu sắc.
13. Có những chi tiết nhỏ mà hoa lụa không có.
14. "Truyền thống" hơn hoa lụa.
15. Có nhiều sự lựa chọn hơn, bởi luôn có rất nhiều cửa hiệu bán hoa cưới, và mỗi cửa hiệu lại có hàng chục, hàng trăm kiểu bó hoa khác nhau.
16. Sờ vào mềm mại hơn.
17. Tạo cảm giác sang trọng hơn hoa lụa.
18. Giá cả thay đổi tuỳ theo mùa.
19. Lên ảnh đẹp hơn, kể cả khi chụp thật gần.
20. Có thể ép hoặc sấy khô làm kỷ niệm.
Hãy cân nhắc những yếu tố mà bạn cần ở bó hoa cưới của mình, và so sánh với danh sách trên. Chúc bạn chọn được bó hoa tuyệt vời nhất cho ngày vui của mình!
8/Tự làm hoa cưới
Thay vì phải đặt 2, 3 bó hoa cưới, bạn có thể tự tay làm những bó hoa cưới đơn giản cho mình, chúng sẽ không làm một cô dâu bận rộn như bạn mất thời gian, mà còn đem lại sự lạ mắt và giản dị. Chính tay bạn kết nên bó hoa thật đặc sắc cho ngày vui của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm những kiểu bó hoa sau để tự tay làm cho mình.
Chuẩn bị:
- 1 cành hoa tú cầu, lựa cành lớn, các cánh hoa đã nở đều.
- 5 hoa hồng dâu hoặc màu hồng nhạt.
- Lá dương xỉ đệm ( tùy theo ý thích bạn cũng có thể không cần thiết thêm lá vào)
- Băng keo quấn hoa, loại màu xanh ( bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ cắm hoa)
- Ruy băng bóng màu xanh lơ
- Kéo
Thực hiện:
- Lấy cành hoa tú cầu làm trụ giữa, sắp xếp 5 bông hồng xoay tròn đều xung quanh cành tú cầu, chú ý, để hoa hồng không nằm quá sát nhau, mà phải được chen lẫn với hoa tú cầu.
- Sau khi đã kết được thành một bó hoa tròn, bạn dùng thun cột hờ lại. Dùng kéo cắt cho đều gốc, canh chiều dài cho thật phù hợp. Đừng để cành quá dài, sẽ gây vướng víu cho bạn khi mặc áo cưới và cầm hoa.
- Sau đó, dùng băng keo quấn hoa, quấn quanh thân hoa, từ phần gần đài hoa đến tận cùng gốc. Với lại băng keo dán chuyên dụng này, bạn nên dán chồng lên nhau để đảm bảo hoa được giữ chặt.
- Cuối cùng quấn thêm ruy băng xanh bóng ở ngoài, cũng theo kiểu xếp chồng lên nhau, cũng từ ruy băng này, bạn hãy thắt một cái nơ, rồi đínn chúng vào sát phần trên của bó hoa.
- Nếu thích, bạn có thể trang trí thêm bằng những hột bẹt cùng màu sẽ tăng thêm phần sang trọng cho bó hoa cưới mà bạn đã tự tay làm.
Trong ngày cưới thường mọi người chỉ chú tâm đến hoa cho cô dâu mà quên mất hoa còn cần dùng để trang trí cho nhiều nơi khác. Hãy làm mọi nơi đều nở hoa trong ngày vui của bạn nhé.
9/ Đặt bánh cưới
Nếu biết cách chọn và đặt bánh cưới, chắc chắn bạn sẽ có được ổ bánh đẹp và lại tiết kiệm được chi phí cho khoản này. Hãy cùng tham khảo nhé
1. Đặt bánh trước 1 đến 2 tháng để thợ làm bánh có thể tư vấn và giúp bạn chọn được chiếc bánh ưng ý nhất. Tránh đặt cận ngày vì nghĩ đây là việc nhỏ có thể lo được vào phút cuối. Nếu khách sạn nơi bạn tổ chức tiệc cưới lo luôn phần này thì bạn cũng đừng chủ quan giao phó toàn bộ bạn cũng phải coi về hình dáng, màu sắc của chiếc bánh.
2. Cung cấp ngày tháng năm của tiệc cưới cùng với tên cô dâu, chú rể thật chính xác cho thợ làm bánh.
3. Nếu bạn thích trang trí bánh cưới bằng trái cây tươi, thì nên chọn những loại trái nhỏ, màu sắc tươi tắn như cherry, dâu tây ... Tránh chọn những loại trái cây nhiều nước, chúng sẽ làm phần kem của bánh bị chảy nếu để lâu trong quá trình làm tiệc.
4. Không nhất thiết phải để tất cả là bánh thật, trong trường hợp bạn muốn có một chiếc bánh nhiều tầng mà lại muốn tiết kiệm, hãy đề nghị thợ làm bánh làm cho bạn vài tầng là bánh thật thôi.
5. Hình dáng của chiếc bánh cũng giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí, nếu bạn muốn dùng bánh cưới làm món tráng miệng cho khách dự tiệc ( số lượng khách không quá nhiều) thì bạn nên chọn hình dạng bánh vuông sẽ tiết kiệm hơn là bánh tròn
Nên: Bánh cưới đang ngày càng trở nên phổ biến trong những tiệc cưới hiện đại, vì vậy, bạn cần phải cân nhắc xem chiếc bánh trông như thế nào, chiếc bánh có đủ cho tất cả khách mời không và liệu có nên dùng bánh thay cho món tráng miệng không.
Không nên: Lắp ghép các kiểu bánh khác nhau để thành một chiếc bánh đơn giản có khi lại hấp dẫn hơn là một chiếc bánh được trang trí quá rườm rà .
----------------------------
1/Bí quyết chọn áo cưới hoàn hảo
Khi còn bé, bạn đã từng mơ mình như một cô công chúa lộng lẫy bước trên lối đi trải đầy hoa hồng, và giờ thì ngày vui trọng đại ấy đang tới gần. Cho dù bạn thuê hay đặt may váy cưới theo số đo, các cô dâu tương lai nên lưu ý những điểm sau:
o Cần tìm địa chỉ thuê hoặc may 6 tháng trước khi cưới. Nếu muốn may đo bạn nên đặt luôn để nếu có gì cần sửa chữa sẽ không bị vội vàng.Giữ lại các ảnh váy cưới mà bạn thích khi đọc trên tạp chí hay các mẫu quảng cáo.
o Chọn một phong cách thích hợp cho lễ cưới của mình. Đối với một lễ cưới trang trọng vào buổi tối thì một bộ váy cưới dài chấm sàn, màu trắng tinh, trắng ngà, màu kem hoặc màu đỏ của rượu champagne đi kèm với găng tay và đuôi váy dài là một sự lựa chọn tinh tế.Với những bữa tiệc mà tính chất trang trọng không quá cao, bạn có thể chọn váy màu lam nhạt, độ dài vừa phải, voan gài đầu ngắn và váy không có đuôi. Còn trong một buổi lễ cưới chỉ mang tính vui vẻ, khách mời toàn bạn bè trẻ trung, cô dâu có thể chọn cho mình một chiếc váy ngắn hoặc dài và hơi sexy một chút đều được. Một cái khăn voan ngắn có thể sẽ rất phong cách so với chiếc mũ tròn nhỏ cổ điển.
o Tôn nét đẹp của bản thân bằng một chiếc váy cưới phù hợp. Bạn nên đi thử váy cùng một chị gái hay cô bạn thân đáng tin cậy, có mắt thẩm mỹ và không ngại đưa ra lời chê nếu bạn mặc không đẹp.Bạn hãy thử một trong các kiểu sau: váy công chúa, váy bồng to, váy bó chẽn và dạng váy đuôi dài xem cái nào mình mặc đẹp nhất. Kiểm tra độ thoải mái của chiếc váy bằng cách đi lại, ngồi xuống, đứng lên, giơ tay lên cao và ôm người thân mà không bị bục chỉ đường may. Thoải mái và tự tin là những yếu tố cần thiết trong ngày hạnh phúc nhất của mỗi cô dâu.
o Bạn nên dạo qua các cửa hàng bán và cho thuê váy cưới có nhiều mẫu mã phong phú. Bạn hãy thử một vài mẫu trước để "kiểm định" chất lượng rồi sau đó mới chọn một cái phù hợp với ngân sách của mình.
o Đặt cọc trước một ít tiền khi đã chọn được kiểu vừa ý. Bạn nhớ cầm hoá đơn có ghi rõ các chi tiết của váy như hãng sản xuất, tên nhà thiết kế, số váy, giá tiền, màu sắc và kích cỡ. Một điều không thể quên là nhấn mạnh với nhân viên viết hoá đơn rằng bạn sẽ huỷ giao dịch nếu chiếc váy không hoàn thành đúng hạn bạn yêu cầu hoặc sai chi tiết.
o Trong trường hợp váy đã may xong sớm, bạn có thể nhờ cửa hàng đó giữ giúp bạn cho đến sát ngày cưới. Đồng thời, bạn có thể yêu cầu dịch vụ giặt và làm sạch váy nếu cần.
Trong ngày cưới, cô dâu thường phải chuẩn bị cầu kỳ hơn chú rể nhưng không vì thế mà bạn không phải lên cho mình một bộ cánh cho xứng đáng để sánh bước cùng cô dâu. Một bộ cánh hoàn hảo sẽ như thế nào? Mời bạn tham khảo những nguyên tắc dưới đây.
1. Áo veston: Áo phải vừa cổ, vai khi cài. Khuy mở dễ dàng. Thử đứng lên ngồi xuống trong khi vẫn cài cúc để xem áo có bị chặt quá không. Độ dài của áo cũng phải hợp lý, cân đối với chiều cao cơ thể.
2. Áo sơ mi: Tay áo sơ mi dài hơn tay áo veston chừng 2 đến 3 cm là chuẩn. Cổ, vai và eo phải vừa vặn, thoải mái. Hàng cúc của áo gi - lê phải thẳng khớp với hàng của của áo vest. Khi cài cúc áo ghi-lê, bạn cảm thấy ngực mình không bị bó quá mức là được, Vạt áo hơi trùm thắt lưng quần. Thông thường đằng sau áo ghi-lê có đính giải thắt để điều chỉnh cho vừa bụng. Theo xu hướng mới thì áo gi-lê được may bó, chiết eo và không có dải điều chỉnh.
3. Áo ghi-lê: Hàng cúc của áo ghi -lê phải thẳng khớp với hàng cúc áo của veston. Khi cài cúc áo ghi -lê, bạn cảm thấy ngực mình không bị bó quá mức là được. Vạt áo hơi trùm thắt lưng quần. Thông thường đằng sau áo ghi -lê có đính dải thắt lưng để điều chỉnh cho vừa bụng. Theo xu hướng mới thì áo ghi -lê được may bó, chiết eo và không có dải điều chỉnh.
4. Quần âu: Bạn có thể cài cúc, kéo khoá thoải mái và khi ngồi không có cảm giác tức bụng. Ống quần phía trước hơi trùm trên giày, ống phía sau trùm gần hết đế giày.
5. Cà vạt: Màu áo sơ mi truyền thống là màu trắng vì thế bạn hoàn toàn thoải mái “chơi” màu cà vạt nào cũng ổn. Cà vạt đồng màu với những tông màu sáng chói sẽ khiến bạn trông trẻ trung và ấn tượng hơn.
6. Giày: Tất nhiên màu sắc, kiểu dáng của bộ comple sẽ quyết định đến màu sắc và kiểu dáng của đôi giày. Nhớ đánh giày cho thật bóng và đi tất (vớ) sẫm màu hơn màu của quần. Hãy tránh xa những đôi tất trắng bởi chúng chỉ hợp với giày thể thao. Khi chọn giày, tốt hơn là lấy đôi hơi rộng một chút bởi đi giày quá bé vừa hại chân mà lại làm hỏng dáng của giày.Lưu ý: Vì được dựng theo phong cách... hộp, nếu may không khéo, comple sẽ tạo cho bạn cảm giác cứng nhắc, khó chịu. Do vậy, tiêu chí đầu tiên khi chọn bộ comple là kiểu dáng và sự thoải mái. Lúc thử áo, bạn hãy giơ tay lên, vặn người sang phải, sang trái, cúi gập và đi lại để xem có bị gò bó ở chỗ nào không. Hiện tại, xu hướng ôm sát đang thịnh hành nhưng điều này không có nghĩa là bạn trở thành chú gà bị “đóng hộp”.
2/Các quy tắc khi mua nhẫn đính hôn
Nhẫn chỉ là món đồ vật vô tri, song lại gửi gắm trong đó bao điều thiêng liêng khi xuất hiện trong lễ cưới/hỏi.
· Ước liệu khả năng: Khi một anh chàng đi mua nhẫn đính hôn, thường người bán sẽ giở tiểu xảo ra - họ khiến anh ta nghĩ rằng tình yêu của mình sẽ tỉ lệ thuận với số tiền bỏ ra để sắm nhẫn cho nàng. Do vậy, tốt nhất bạn nên nhắm chừng trước khả năng tài chính cho việc sắm nhẫn rồi hãy dạo các tiệm vàng bạc đá quý.
· Chú ý kỹ: Bạn sẽ cần chú ý kỹ đến các lựa chọn sau: platinum hay vàng? Kiểu hiện đại hay truyền thống? Hào nhoáng hay khiêm tốn, vừa phải? Sẽ tốt hơn cho bạn khi bắt đầu đi mua nếu bạn lưu tâm đến vấn đề này kỹ lưỡng ở nhà. Cách hay là bạn để ý xem người yêu của mình thường ngày đeo nhẫn kiểu gì, và trong thời gian tìm hiểu hẳn bạn cũng nắm được phần nào tính cách của nàng để xác định được kiểu nhẫn phù hợp với nàng.
· Chọn mặt/hạt: Khi mua thường nơi bán sẽ giới thiệu với bạn kiểu nhẫn đã nạm sẵn kim cương hay mặt đá quý rồi, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn chọn mua mặt đá quý hay kim cương riêng lẻ. Nó giúp bạn lựa chọn đúng kiểu dáng mặt mà người yêu muốn, có thể tròn, hình quả lê, hình bầu dục…
· Đi cùng bạn: Đừng ghé tiệm kim hoàn đơn thân độc mã. Đấy là những nơi dễ bày ra đủ lựa chọn hào nhoáng với mục đích duy nhất là rút rỉa tiền của bạn càng nhiều càng tốt. Nếu có thể, bạn nên rủ người bạn gái thân nhất của người yêu đi cùng hay cũng có thể nhờ mẹ đi theo để tư vấn.
· Dẫn người yêu đi cùng: Thiệt hại lớn nhất của lời khuyên này chính là yếu tố bất ngờ đã không còn nữa. Nhưng bù lại bạn sẽ không bị "hố". Ngày nay ngày càng nhiều cặp làm theo cách này; chẳng còn mấy hình ảnh chàng trai len lén bỏ chiếc nhẫn vào ly thức uống của nàng để má hồng kia khi uống gần cạn ly mới chợt đỏ bừng hạnh phúc!
· Lựa chọn kỹ nơi mua: Mua một món hàng bất kỳ, điều đầu tiên bạn cần biết là uy tín và chất lượng của nơi bán. Bạn nên tìm hiểu kỹ về chính sách hoàn trả/đổi kiểu nếu chẳng may người yêu không vừa lòng tuy điều này hiếm xảy ra.
· Dự trù thời gian: Bạn không thể đơn giản chỉ để dành tiền, bước vô tiệm, chọn kiểu nào đấy rồi trả tiền và bước ra với cái hộp be bé xinh xinh. Có thể bạn chọn được kiểu khung nhẫn, nhưng mặt đá quý hay kim cương đính kèm lại phải mài lại cho vừa, rồi có thể bạn nảy thêm ý chạm khắc chút chút cho thêm phần lãng mạn... Tất cả đều đòi hỏi thời gian. Vì vậy, nếu bạn muốn ngỏ lời vào ngày X tháng Y thì bạn nên lên kế hoạch dự trù cho những thêm thắt trên trước ít nhất là từ 1 đến 2 tuần.
· Sau cùng, đừng quên lấy hóa đơn. Nó sẽ giúp cho bạn nhiều nếu chẳng may có gì trục trặc xảy ra.
Nên: Khi lựa chọn nhẫn cưới, hãy quan tâm đến bạn bè rộng của chiếc nhẫn. Nếu bàn tay của bạn lớn, các ngón tay của bạn lớn, các ngón tay mập thì hãy chọn những chiếc nhẫn có bề rộng mỏng. Ngược lại, với các bạn gái có ngón tay dài và gầy, hãy chọn chiếc nhẫn dày hơn một chút để tạo sự cân bằng.
Không nên: Lựa chọn nhẫn đôi giống y hệt nhau bởi vì kiểu dáng của nhẫn đôi rất hạn chế, thường thì nếu cô dâu đeo đẹp, nhẫn của chú rể lại trông hơi nữ tính. Do đó, phong cách hiện đại cho phép nhẫn của cô dâu và chú rể chỉ cần giống nhau ở một chi tiết nào đó là đủ.
Chọn vòng cổ , hoa tay
Nên: Trang sức, đặc biệt là vòng cổ và hoa tai phải phù hợp với bộ váy cưới và khuôn mặt của bạn bởi những vật tưởng chừng nhỏ bé đó lại tăng thêm phần rực rỡ cho bạn.
Không nên: Lựa chọn vòng ôm sát cổ bởi vì không phải ai cũng được sở hữu chiếc cổ cao ba ngấn. Thay vào đó vòng cổ mảnh hình chữ Y đang được ưa chuộng và thực sự hợp với hầu hết kiểu áo cưới, nhất là những chiếc áo có cổ khoét rộng và sâu. Mẫu vòng này còn tạo cảm giác cổ của bạn trông thon và cao hơn.
3/Chăm sóc da
Nên: Hai tháng trước đám cưới nên tiền hành thanh tẩy da thường xuyên, khoảng 2 đến 3 lần/ tuần.
Không nên: Ngồi vắt chéo chân trong nhiều giờ và lười tập thể dục. Nhờ vận động thường xuyên để tăng lượng tuần hoàn máu, nhằm tránh chất độc tích tụ trong cơ thể.
4/Trang điểm và làm tóc
Nên: Hình thành ý tưởng trong đầu và xem kỹ catalogue cưới để chọn ra phong cách trang điểm và làm tóc mà bạn thích nhất. Kiểu tóc, kiểu trang điểm phải :"đồng bộ" với phong cách cưới của bạn. Đừng ngại hỏi chuyên gia và bộc lộ những suy nghĩ của bạn.
Không nên: Thức khuya trong những ngày trước lễ cưới bởi làn da của bạn sẽ sạm và mắt dễ thâm quầng. Những biểu hiện xấu của làn da của bạn sẽ sạm và mất dễ thâm quầng. Những biểu hiện xấu của làn da sẽ khiến các chuyên gia trang điểm phải mất rất nhiều thời gian hơn để che lấp. Rõ ràng, khuôn mặt của bạn sẽ phần nào mất đi sự tươi trẻ.
Làm một cô dâu xinh đẹp là mong muốn và cũng là mục đích của tất cả các cô dâu. Vậy để đạt được mong muốn đó các bạn gái sẽ phải làm gì? Dưới đây là những điều nên và không nên khi trang điểm để bạn hướng tới làm một cô dâu hoàn hảo trong ngày vui của mình.
Nên
o Gắn lông mi giả: Đừng ngại gắn mi giả, nhất là với các bạn có lông mi thưa và ngắn. Bởi hàng mi cong và dày sẽ giúp ánh mắt của cô dâu trông long lanh và quyến rũ hơn.
o Đánh nền mỏng: Thoa kem nền dày sẽ làm hỏng lớp trang điểm của bạn trong trường hợp da tiết nhiều mồ hôi. Nên chọn giải pháp dưỡng da trước ngày cưới khoảng 7 - 10 ngày. Đắp dưa leo, quả bơ hay nghiền khoai tây trộn với sữa tươi. Có thể sử dụng kem dưỡng da, chống thâm quầng mắt đều đặn hàng đêm.
o Tẩy lông trước ngày cưới từ 3- 4 hôm: Đây là khoảng cách an toàn để da có thời gian lấy lại trạng thái cân bằng. Nếu tẩy lông và sau đó trang điểm ngay sẽ khiến da bạn ửng đỏ, phồng rộp hoặc bị kích thích gây ngứa rát khó chịu.
Không nên
o Chải xước mái tóc trước lên cao: Đối với những cô dâu có gương mặt dài. Thay vào đó, bạn nên rẽ ngôi tóc và phủ mái trước để che bớt vầng trán cao của mình. Như vậy, gương mặt trông sẽ cân đối và hài hòa hơn. Ngoài ra, nếu chọn kiểu áo cưới đơn giản, nên tránh bởi các kiểu tóc quá cầu kỳ, trông sẽ "nhức mắt" lắm đấy!
o Kẻ màu son môi nhạt và thoa màu son đậm hơn: Mốt này là lỗi lắm rồi! Theo xu hướng trang điểm tự nhiên, nên bỏ qua bước vẽ viền môi. Các màu son đang thịnh hành hiện nay là những gam màu nhạt, tự nhiên nhưng trẻ trung.
o Màu sơn móng tay quá đậm: Các cô dâu hiện nay có khuynh hướng chọn áo cưới màu nhạt và tươi tắn. Việc trang điểm móng tay quá đậm và màu mè sẽ khiến bạn mất đi nét thanh khiết và duyên dáng trong ngày vui.
o Vẽ chân mày đậm: Là kiểu trang điểm dễ đánh mất kiểu dịu dàng, đằm thắm của một cô dâu. Nên tỉa lông mày gọn và sắc nét, sau đó chải mascara hoặc nâu đen để tạo nét tự nhiên cho đôi mày ngài. Nếu chân mày đậm màu, dùng mascara trong để tạo dáng cho chúng.
Nếu đôi môi bạn trễ xuống khiến nét mặt kém tươi, khi vẽ đường viền, hãy kéo những đường mép lên 3 mm bằng một nét bút đưa lên, hất về phía môi trên. Sau đó, bạn nối mép môi trên với mép môi dưới.
o Môi quá rộng: Bạn hãy dùng bút kẻ môi, kẻ lên cao ở vành môi trên và xuống quá vành môi dưới, đồng thời giữ nguyên không vẽ vành môi cũ mà chia môi trên và môi dưới thành 4 phần bằng nhau, sau đó từ giữa một nửa môi trên và một nửa môi dưới vẽ đường mép môi hẹp hơn đường mép môi cũ một chút. Sau cùng, chọn loại son phù hợp với bạn.
o Môi quá mỏng: Vẽ một đường dài thật đậm nét lên trên đường vành môi trên một vài mm, nên dùng loại bút kẻ môi màu sáng - sau đó tô son.
o Môi quá nhỏ: Cần phải trang điểm rộng ra ở mép môi. Hãy dùng bút kẻ một đường bên ngoài đường vách của đôi môi rộng về phía mép, cao một chút ở đầu môi trên và sâu xuống một chút ở đầu môi dưới.
o Môi quá dày: Hãy tạo nên vành môi mới bằng cách vẽ một đường vành môi đậm nét dưới vành môi tự nhiên, sau đó mờ dần về phía mép môi.
o Môi trên quá mỏng: Vẽ bình thường xung quanh vành môi dưới, sau đó "lan rộng" môi trên vài mm bằng một đường bút kẻ đậm nét dựa trên hình dáng vành môi tự nhiên: đầu môi giữ nguyên, "lan rộng" dần và nhất là giữa vành môi, sau đó càng đậm về phía mép.
o Môi trên quá tròn: Vẽ một đường bao quanh vành môi song ở giữa vành môi trên đánh chữ V. Nếu hai bên môi trên không cân xứng, hãy vẽ lại đường vành môi thật tinh vi dựa trên khuôn mẫu cũ.
Mọi ánh mắt, nụ cười của bạn sẽ được lưu lại trên những thước phim hay ảnh chụp, vì thế khuôn mặt được trang điểm của cô dâu cần phải hoàn hảo. Lớp son phấn ấy phải che được những khuyết điểm và làm nổi bật các nét đẹp trên khuôn mặt. Với vai trò là tâm điểm của đám cưới, bạn sẽ muốn điều chỉnh độ đậm nhạt khi trang điểm cho phù hợp với thời điểm diễn ra buổi lễ.
o Xem các tạp chí về chủ đề cưới và tìm những bức ảnh chụp cô dâu mà bạn ưng ý nhất để tham khảo.
o Bạn nên nhờ những thợ trang điểm cô dâu chuyên nghiệp làm đẹp cho mình. Nếu quyết định tự trang điểm thì trước ngày cưới, bạn cần hỏi ý kiến chuyên gia makeup và nhờ hướng dẫn chi tiết cách đạt được vẻ đẹp bạn muốn.
o Chọn phấn nền gần nhất với màu da có thể vì nếu sẫm hơn trông sẽ rất lộ.
o Chuốt mascara không thấm nước để nước mắt hay những niềm vui hoặc cái nóng bức của thời tiết không làm chúng bị lem nhem.
o Dùng các bóng mắt khác nhau để nhấn mạnh vẻ đẹp của đôi mắt, rồi kẻ đường viền mắt cho thêm nổi bật. Tuy nhiên, bạn không nên kẻ quá đậm, dùng bóng mắt quá chói hay lấp lánh nhiều sẽ làm phản tác dụng.
o Uốn cong lông mi hoặc nối mi nhưng không nên dùng mi giả. Bởi lẽ, chúng có thể bong hay thay đổi vị trí bất cứ lúc nào.
o Tô son nhẹ nhàng và tinh tế vì các màu sẫm có thể trông sẽ không đẹp và phù hợp lắm. Bạn cần nhớ chọn màu son hài hoà với bóng mắt và má hồng.
o Đánh quanh mặt bằng màu hồng hay ánh đồng mặc dù đó không phải là một bước trang điểm hàng ngày. Hiệu quả của việc làm ấy là giúp da bạn hồng hào, tươi tắn và tôn thêm nét đẹp của khuôn mặt.
Lời khuyên
o Tỉa lông mày một ngày trước khi diễn ra đám cưới. Nếu bạn làm điều đó khi trang điểm cô dâu, nó sẽ khiến vùng da quanh lông mày tấy đỏ và có vết khi chụp ảnh.
o Bạn nên chọn loại son không phai để không phải mất thời gian trang điểm lại sau vài lần nhấp môi uống rượu mừng hay ăn nhẹ.
o Chọn loại phấn nền chứa kem chống nắng nếu bạn có ý định tổ chức đám cưới ngoài trời.
Phấn nền:Chọn kem nền có màu thật hợp với tông màu da của bạn. Tán đều lên toàn bộ gương mặt bằng mouss trang điểm nền hoặc bằng đầu ngón tay. Sau đó, phủ phấn nền bằng một bông phấn từ sóng mũi ra đường viền chân tóc và bên dưới cằm của bạn. Đánh một lớp phấn phủ sáng, trong mờ bằng bông phấn hoặc chổi trang điểm để ổn định kem nền bền đẹp suốt một ngày. Sử dụng một chổi trang điểm to, bằng để loại bỏ mọi phấn thừa còn sót lại trên gương mặt.
o Mắt:Để có đôi mắt to đẹp, các bạn dùng màu tím lợt ánh hồng tán nhẹ từ mí mắt lên ½ khung mắt . Tiếp theo sử dụng màu ngọc trai phủ vùng sát chân mày, dùng màu đậm như nâu hoặc tím xà cừ nhấn ¼ đuôi mắt tạo cho đôi mắt sâu và có sức thu hút, tán thêm hightlight màu lạnh ở góc mắt tạo nét hiện đại cho đôi mắt. Dùng bút chì màu tím than hoặc màu nâu đen kẻ một đường viền nhỏ sát mi mắt tạo cho đôi mắt thêm sắc sảo. Để có hàng lông mi dài và đẹp, các bạn dùng kẹp bấm mi để bấm cho mi cong, sau đó chải mascara giữ cho lông mi có độ cong lâu và dài hơn. Để lông mi không bị lem và kết thành chùm, ta nên sử dụng mascara không lem.
o Má hồng:Làm da trông khỏe mạnh và khuôn mặt thêm phần xinh xắn. Ta dùng phấn màu hồng nhạt hoặc màu hồng đào phủ nhẹ lên đôi má bằng một chổi lông mềm. Đừng bao giờ phủ má hồng lên lớp kem nền, kem ẩm sẽ làm cho má hồng bị đậm và không đều. Để tạo cho làn da trông mịn màng và khỏe mạnh, phủ nhẹ một lớp phấn màu da bằng một chổi trang điểm lớn lên sóng mũi, trán và hai bên thái dương xuống dưới cằm: điều then chốt ở đây là tán màu.
o Môi:Thoa một lớp kem dưỡng môi mềm dịu để dưỡng ẩm, cải thiện môi và giúp son môi bền màu hơn. Viền môi với màu hồng da. Chọn màu son gần giống với màu môi của bạn và hợp với màu mắt thoa đều lên môi, trông môi sẽ đẹp và hài hòa với khuôn mặt của bạn.
o
Trang điểm với kính áp tròng:
o Chỉ bắt đầu trang điểm sau khi đã đeo kính áp tròng.
o Thay vì những loại mỹ phẩm chứa dầu và kem, nên dùng các loại mỹ phẩm có thể tan trong nước.
o Dùng miếng mút xoa phấn nén, không dùng cọ lông quét phấn
o Khi đeo kính áp tròng nên trang điểm mắt bằng mắt nước không trôi, tránh phủ phấn khô.
o Kẻ mắt bằng chì mềm để tránh chì bị gãy vụn rơi vào mắt
o Chọn các loại mascara không ngấm nước.
o Nếu muốn dùng các sản phẩm xịt như nước xịt tóc, nước hoa hoặc khử mùi dạng xịt... thì nên xịt trước khi đeo kính áp tròng.
o Tháo bỏ kính trước khi tẩy trang, tránh các loại tẩy trang có chứa nhiều kem và dầu.
Lưu ý chung:
o Những người bị bệnh mãn tính về mắt như dị ứng ngứa, viêm kết mạc không được dùng kính áp tròng.
o Không đeo khi ốm, vào lúc sốt nhiệt độ cao.
Bạn có thể tìm mua kính áp tròng tại các cửa hàng kính thuốc trong thành phố.
Việc quan tâm và chăm sóc cho mái tóc từ trước khi cưới sẽ tốt hơn là đợi đến gần ngày cưới bạn mới cuống cuồng vì nó. Với một mái tóc đẹp, bạn có quyền tự tin và hãnh diện khi thu hút được ánh nhìn của bao người.
Kiểu tóc nào cho cô dâu?
Những mái tóc được kết cầu kì chen lẫn với những bông hoa tươi tắn sẽ làm bạn trở thành cô dâu đẹp nhất trong ngày vui của mình. Bạn trông sẽ thật duyên dáng với hoa cầm tay và hoa cài đầu cùng loại.
Với công nghệ làm đẹp hiện đại, bạn sẽ không phải bận tâm lo lắng làm thế nào để trở thành cô dâu xinh đẹp. Trước ngày cưới, bạn chỉ cần đầu tư và tìm kiếm cho mình những kiểu mẫu, những bộ sưu tập về kiểu tóc là bạn sẽ có ngay được những lựa chọn thú vị và hợp ý nhất.
o Tóc dài: Với khuôn mặt cân đối, mái tóc dài có thể cho bạn nhiều kiểu tóc như vấn ngang đầu, vấn trễ lửng hay có thể để xoã và trang trí bằng hoa hay các phụ kiện khác. Kiểu tóc lọn xoăn nhẹ cũng rất hợp với mái tóc dài và mỏng.
o Tóc ngang vai: Giải pháp cho kiểu tóc khó làm này là uốn xoăn vểnh, vấn ngang đầu hay đơn giản là đội voan chùm trên tận đỉnh đầu và trang trí bằng các dây hạt trai hay hoa tươi. Cũng có thể tỉa và sấy cụp tóc rồi đội vòng hoa nhỏ.
o Tóc ngắn: Có thể chọn voan phồng từ trên đỉnh đầu hoặc voan cài ngang đầu nhưng trang trí cầu kỳ bằng hoa tươi hay các loại trâm cài phát sáng. Mái tóc ngắn cần được làm nhẹ nhàng ở phía trước và bù lại bằng trang trí cầu kỳ, đầy đặn phía sau để đánh lạc cảm giác cô dâu “ít tóc”.
o Chăm sóc tócGội đầu: Muốn làm cho mái tóc bóng, nên tránh tuyệt đối việc gội đầu bằng nước nóng thường xuyên. Tóc dễ dàng hấp thụ nước ở nhiệt độ cao. Khi thừa độ ẩm, sợi tóc sẽ nở căng ra và làm vỡ lớp biểu bì bên ngoài. Vì thế sử dụng nước nóng gội đầu thường xuyên của bạn sẽ làm cho mái tóc trở nên sần sùi, kém bóng mượt.
o Dầu xả dưỡng tóc: Tốt nhất bạn nên sử dụng dầu gội và dầu xả chung một nhãn hiệu để tránh sự tương tác của các hoá chất. Hãy hiểu tác dụng của dầu xả đối với tóc bạn cũng tương tự như dầu nhớt đối với động cơ, sử dụng quá nhiều hay ít quá cũng đều không mang lại hiệu quả. Dầu xả có chứa nhiều hoá chất không tốt cho da dầu, vì thế chỉ nên sử dụng cho phần đuôi tóc và giữ trong khoảng 5 phút để dầu xả kịp tác động, giúp tóc mượt. Ở lần xả cuối cùng nên dùng nước hơi lạnh để lớp biểu bì không bị vỡ ra, gây sần tóc. Sau khi xả sạch, dùng khăn lông ủ tóc khoảng 15 phút. Nếu dùng máy sấy, bạn cũng không nên sấy cho tóc quá khô, dễ dẫn đến tình trạng cháy tóc dùng lược chải nhiều lần cũng là cách giúp tóc suôn và mềm hơn.
o Khi chọn kiểu tóc Tốt nhất bạn nên chọn những người có tay nghề mà bạn đã từng biết qua và bạn cảm thấy có thể tin tưởng. Bắt đầu bằng một quyển sổ tay, bạn ghi vào đó tất cả những ý tưởng hoặc sở thích về một kiểu dáng nào đó mà bạn dự định sẽ lựa chọn. Những ghi chép này sẽ giúp nhà tạo mẫu tóc dễ dàng nắm bắt được mong muốn của bạn hơn. Bạn hãy thực tế một chút trong việc lựa chọn kiểu tóc nào cho ngày cưới của mình. Đừng mang vẻ đẹp của những cô người mẫu ra để yêu cầu người thợ thực hiện. Cô dâu thường chọn một chiếc váy trắng trong ngày cưới, vì thế bạn cần cho nhà tạo mẫu tóc biết những kiểu áo mà bạn sẽ mặc để có thể cùng chọn kiểu tóc phù hợp với tất cả các áo. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi có sự thay đổi nào lớn cho mái tóc của bạn, chẳng hạn như uốn, duỗi, nhuộm... Nếu bạn thích, nên thực hiện nó trước ngày cưới ít nhất 3 tháng.
Tóc đi với váy
o Chất liệu váy quyết định kiểu tóc: Váy vải mềm hợp với kiểu tóc xoã nhẹ nhàng điểm hoa tươi hay hạt trai. Chất liệu vải sợi hơi nặng thì kiểu tóc phù hợp hơn cả là búi ngang đầu hay búi trễ.
o Váy quây: Có thể vấn tóc ngang đầu nhưng nên nhớ những phần da để lộ phải thật “bắt mắt”. Thanh thoát và lãng mạn là kiểu tóc búi trễ lửng và gài hoa tươi.
o Váy có tay dài: Chải tóc hai bên thành lọn xoắn và túm lại ngang đầu theo kiểu của các công chúa Pháp, điểm thêm hạt đá, trai, hay hoa tươi nhỏ.
o Váy cổ treo: Kiểu đầu phù hợp nhất là xoăn lọn nhẹ tương xứng với bộ điệu đà của váy.
o Váy cổ chữ V: Tóc vấn nhẹ nhàng thanh thoát sẽ làm mềm cổ chữ V của váy. Bỏ qua những kiểu tóc xoăn hay xoã dài.
Nhắc bạn
o Váy suôn đơn giản thì nên đi với tóc tết cầu kỳ và ngược lại.
o Váy kín cổ không nên đồng hành với tóc xoã, tránh cho người khác cảm thấy bức bí khi ngắm cô dâu.
o Váy cưới trang trọng lịch sự sẽ không phù hợp với kiểu tóc quá sáng tạo, phá cách.
o Nên mặc áo cài khuy khi đi làm tóc để dễ thay áo sau đó.
o Không dùng phụ kiện trang trí quá nặng hay quá nhiều trên tóc.
o Không nên làm tóc tại nhà bởi các thợ làm tóc thường có tâm trạng thoải mái cũng như đầy đủ đồ nghề hơn khi “biểu diễn” ở “sân” của họ.
o Các phụ kiện trang trí cho tóc nên đồng nhất với váy cưới. Nếu váy đính hạt trai thì tóc cũng nên trang trí bằng hạt hay dây ngọc trai. Nếu váy gắn hoa vải mềm thì tóc cũng nên dùng hoa đó.
Một cô dâu rạng ngời được tô điểm bởi nhiều yếu tố, từ áo váy, tóc, khuôn mặt trang điểm phù hợp. Vì thế bạn đừng bỏ quên hoặc lơ là bất kì yếu tố gì giúp mình thêm rạng ngời trong ngày vui nhé. Một mái tóc bới hay tóc xõa duyên dáng chính là điểm nhấn để bạn trở thành một cô dâu rực rỡ đấy. Với xu hướng đơn giản, sang trọng và không quá cầu kỳ, các cô dâu trong ngày cưới giờ đây không còn chọn những kiểu tóc quá rườm rà. Chỉ cần đánh rối và bới nhẹ với keo giữ nếp và trang điểm thêm bằng những bông hoa tươi cùng màu với áo hoặc những chiếc kẹp tóc lấp lánh hạt đá. Thậm chí, nếu có người giúp và chuẩn bị thời gian chu đáo, bạn cũng không cần phải nhờ đến chuyên viên để tạo kiểu tóc cho mình mà có thể tự làm ở nhà. Bạn có thể tập làm thử vài lần trước ngày cưới cho quen tay với hai kiểu khác nhau để thay đổi. Nếu bạn có mái tóc dài óng ả thì hãy tận dụng luôn vẻ đẹp của mái tóc mình, uốn giả gợn sóng và cột tóc một bên hoặc uốn lọn to rồi chải duỗi ra tạo vẻ tự nhiên cho tóc. Cũng như kiểu tóc bới, bạn nên dùng thêm hoa tươi hoặc kẹp trang trí rực rỡ.
Mỗi kiểu tóc sẽ tạo nên một phong cách cho bạn, thích sự tao nhã và sang trọng đã có kiểu tóc bới, thích sự trẻ trung lãng mạn, kiểu tóc xõa tự nhiên chính là lựa chọn của bạn ... Hãy trở t hành cô dâu duyên dáng nhất qua những biến tấu của tóc.
- Kiểu cổ điển: bới cao vẫn là luôn là kiểu tóc được nhiều cô dâu chọn nhất, vì sự sang trọng và gợi cảm của kiểu tóc này. Bờ vai gợi cảm của bạn sẽ thêm phần quyến rũ cùng bông hoa gắn bên phần búi tóc, ngoài ra nếu thích sự lãng mạn mới lạ, bạn cũng có thể dùng dạng lúp che dài phủ qua vai, tạo một phong cách thật huyền bí.
Nếu không thích bới gọn hết tóc, bạn có thể chọn cho mình kiểu bới xù, rất dễ thương và xinh xắn, phù hợp với những cô dâu trẻ tuổi, thích tìm sự mới lạ. Kiểu tóc này dành riêng cho các cô dâu có vóc dáng nhỏ nhắn.
Với khuynh hướng đơn giản mà vẫn đẹp, nhiều cô dâu không còn cầu kì chọn cho mình những kiểu đầu tóc rườm rà, mà vẫn tuân theo nếp tóc tự nhiên của mình, chỉ cho thêm keo giữ tóc hoặc chải thật gọn gàng tỉ mỉ. Đó chính là những kiểu tóc xõa qua vai rất được ưa chuộng hiên nay. Lợi điểm của kiểu tóc này là mang lại sự thoải mái cho cô dâu và bạn không phải tốn nhiều thời gian khi phải tháo kẹp và các đồ trang sức.
Những cô dâu trẻ thường chọn cho mình một kiểu tóc lãng mạn xõa mà không búi cầu kì. Đó cũng là một phong cách rất trẻ trung nhưng theo các nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp thì kiểu tóc búi vẫn sang trọng và phù hợp nhất cho tiệc cưới.
Không cần quá cầu kì, những kiểu tóc sau sẽ mang lại cho bạn vẻ trẻ trung và rất sang trọng. Những bông hoa tươi, hoặc những chiếc trâm cài lấp lánh sẽ tô điểm thêm cho mái tóc của bạn, giúp bạn trở thành cô dâu xinh đẹp nhất.
Có thể công việc mà cô dâu phải chuẩn bị cho mình trước ngày cưới thật sự nhiều và dày đặc. Ngoài quần áo, giày dưới, hoa trang trí, việc làm đẹp cho chính mình là điều mà các cô dâu không khỏi trăn trở. Sau đây là một vài mẫu gợi ý giúp bạn trở thành một cô dâu kiều diễm.
Chăm sóc móng tay: có rất nhiều người bỏ quên mất giai đoạn này, chỉ chờ đến khi cận ngày cưới mới vội vã làm sạch móng và chọn đại cho mình một màu sơn bất kì.
Bạn cần chăm sóc bàn tay 1 tháng trước ngày cưới bằng các loại kem dưỡng dành riêng cho da tay và móng tay. Kết hợp massage tay thường xuyên mỗi tối trước khi ngủ giúp cho da tay được mềm mại và hồng hào.
Trước ngày cưới từ 2 đến 3 ngày, bạn hãy làm sạch móng tay và cả móng chân từ việc cắt da, giũa gọt đầu móng cũng như chọn màu sơn. Tốt nhất là bạn nên chọn màu sơn cùng tông màu với bó hoa cưới mà bạn sẽ cầm trong ngày lễ, việc kết hợp màu "ton sur ton" sẽ làm cho bạn thêm xinh đẹp.
Chú ý: đừng vẽ thêm các hình hoa lá, họa tiết lên móng tay, lớp sơn màu đơn giản sẽ làm tay bạn trong đẹp hơn nhiều
Tạo "phom" chuẩn cho ngày vu quy
Thật hoàn hảo trong bộ áo cưới là mong muốn của bất kỳ bạn gái nào trước ngày kết hôn. Vậy làm thế nào đây? Với một chế độ ăn uống, tập luyện cân bằng, khoẻ mạnh theo từng bước, bạn sẽ dễ dàng đạt được điều ước.
· Bước 1: Đặt ra những mục tiêu thiết thựcBình quân, việc giảm từ 0,5-1kg mỗi tuần được coi là vừa phải. Nếu bạn bắt đầu lên kế hoạch ăn kiêng sớm, bạn sẽ có đủ thời gian để giảm cân một cách hợp lý - yếu tố tăng cơ hội duy trì vóc dáng lâu dài.
· Bước 2: Gặp chuyên giaNói chuyện với chuyên gia thể chất hoặc nhà dinh dưỡng về lượng calo hợp lý mà bạn nên hấp thụ mỗi ngày. Ngay khi có được con số ấy, bạn hãy cố gắng không vượt quá giới hạn ấy.
· Bước 3: Hạn chế chất béo và đườngBạn có thể loại trừ chất béo và ngọt ra khỏi thực đơn ăn kiêng của mình càng sớm càng tốt. Nếu cần thiết, bạn nên dọn dẹp lại tủ bếp để "cách ly" mọi sự thèm hai chất gây tăng cân ấy. Trong trường hợp bạn không thể kiềm chế, hãy dùng hoa quả hay sữa chua để thay thế.
· Bước 4: Ghi lại nhật ký về ăn uống hàng ngàyBạn cần ghi lại những gì mình đã ăn và cảm giác sau khi ăn món đó thế nào. Sau 1 tuần, bạn có thể xác định rõ thời điểm ăn uống trong ngày và kìm chế ham muốn trước khi nó bắt đầu.
· Bước 5: Chia sẻ với một cô bạn hay đồng nghiệp cũng thực hiện chế độ ăn kiêng như bạn.Có sự hỗ trợ đúng lúc có thể là động lực mà bạn cần khi tinh thần chưa được cao.
· Bước 6: Rèn luyện thể chất hết sức mìnhTham gia lớp tập thể dục thẩm mỹ là một cách giúp bạn khởi động nhưng nếu bạn thích một cái gì đó khác biệt, bạn có thể đi bộ một quãng dài vào giờ ăn trưa hoặc tập luyện tại nhà. Các bài tập rèn luyện sức bền là một phương pháp giữ thân hình mảnh mai, tiêu thụ bớt calo và thư giãn gân cơ.
· Bước 7: Lấy cảm hứngDán một vài câu trích dẫn hay bức ảnh truyền cảm hứng ở một nơi dễ thấy nhất và nhìn vào chúng khi bạn nản lòng. Thỉnh thoảng, bạn có thể cảm thấy thoái chí nhưng hãy nghĩ đến vẻ tự tin về hình dáng thon thả, khoẻ mạnh của mình trong ngày trọng đại, bạn sẽ có thêm nghị lực.
· Lời khuyên- Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi khi tập luyện.- Hỏi ý kiến chuyên gia về thể chất ngay khi bạn có dấu hiệu buồn nôn, choáng váng, hay sốt trong thời gian ăn kiêng và rèn luyện thân thể.
5/Bí quyết chọn địa điểm cưới
o Địa điểm: Nhà hàng hoặc khách sạn thông thường. Muốn có địa điểm đẹp, bạn nên quyết định thuê sớm. Những nơi tổ chức chuyên nghiệp sẽ giảm thiểu cho bạn rất nhiều rắc rối linh tinh. Nên tổchứcvào buổi chiều và kéo dài đến tối muôn. Cần phải thoả thuận trước với nhà bếp và nhân viên phục vụ.
o Giấy mời: Thiệp mời được cách tân, sử dụng hai màu trắng và xanh nhạt vừa trang trọng lịch sự lại lạ mắt. Khi phát giầy mời, có thể kèm theo chương trình giải trí như các trò chơi trong ngày cưới để mọi người có sự chuẩn bị trước về trang phục cho hợp lý. Nếu không, chương trình chi tiết phải được phát ngay lúc đón khách.
o Đồ ăn: Món khai vị có thể là súp, nem cuốn. Bữa chính sẽ là món tôm, thịt gà, thịt bò... tuỳ theo thực đơn mà bạn chọn. Món tráng miệng có thể là bánh ngọt hoặc hoa quả. Cách trình bày đồ ăn lạ mắt cũng sẽ tạo sự khác biệt cho bữa tiệc của bạn.
o Đồ uống: Bia và nước ngọt vẫn là sự lựa chọn phổ biến. Một số loại rươụ nhẹ hoặc cocktail loại thường cũng có thể kèm trong thực đơn.
o Bài trí: Bàn được trải khăn xanh hoặc khăn trắng. Trên bàn có thể thắp những ngọn nến nhỏ nhiều màu sắc. Khăn ăn màu xanh da trời. Hoa trang trí là những bông hao hồng tú cầu, trông vô cùng lạ mắt nhằm mang tới vẻ nhẹ nhàng, tươi mới. Bạn nên lưu ý rằng các bàn ăn phải đru rộng dể khách khưas cảm thấy thoải mái trong lúc dùng bữa. Sử dụng đèn màu nhưu màu violet, xanh nhẹ, hổ phách hay hồng nhạt.
o Âm nhạc: Nhạc trẻ không lời hay nhạc Jazz sẽ khiến cho bầu không khí vừa thân mật, vừa sảng khoái.
a/Nhà hàng
Đám cưới tại nhà hàng rất phổ biến vì tiết kiệm được thời gian cho cô dâu - chú rể cũng như cho cả khách được mời. Tất nhiên khung cảnh nhà hàng sẽ tạo cảm giác khô cứng và thực khách cũng sẽ chỉ nhớ đến đám cưới của bạn như bao đám cưới khác.
Bạn có thể thay đổi điều đó bằng cách chọn vị trí tổ chức tiệc ngoài trời của nhà hàng hoặc yêu cầu nhà hàng thay phông nền đám cưới thông thường bằng một bức tranh thiên nhiên xanh mát. Ngoài ra các khu du lịch ven thành phố với diện tích rất rộng và khung cảnh thiên nhiên tươi xanh cũng là những địa điểm đẹp cho đám cưới của bạn.
Cho dù muốn đám cưới của mình diễn ra tại một phòng lớn trong khách sạn, câu lạc bộ hay một không gian đẹp ngoài trời thì bạn cũng cần tìm hiểu rất nhiều yếu tố để có quyết định cuối cùng. Ví như bạn sẽ mời bao nhiêu khách, đơn vị nhận tổ chức sẽ cung cấp được những gì cho bạn và nhiều thứ nữa... Trước khi đặt cọc tiền để giữ chỗ cho tiệc cưới, bạn cần biết chắc địa điểm này có phù hợp với nhu cầu của mình không bằng cách đưa ra một loạt câu hỏi sau cho người quản lý nơi bạn định thuê:
1. Qui định về thanh toán thế nào, đặt trước một phần, một nửa tiền hay hình thức chi trả nào khác?
2. Khi nào cần báo con số cuối cùng về lượng khách mời để đặt chỗ?
3. Giá đã nêu bao gồm cả chi phí thuê không gian bàn, khăn trải bàn, ghế và các dịch vụ kèm theo khác? Nếu không thì chi phí cho chúng là bao nhiêu?
4. Có phải trả chi phí quá giờ?
5. Có bao nhiêu bữa tiệc sẽ được tổ chức cùng ngày với đám cưới của bạn tại đây? Liệu có đám nào trùng với tiệc cưới của bạn không?
6. Bạn có thể mang rượu của mình đến? Có tính tiền công không nếu bạn muốn nhờ nhân viên phục vụ mở nút chai?
7. Phí nhà tổ chức có cung cấp người trông xe không? Chi phí thế nào?
8. Có phòng vệ sinh gần ở tổ chức tiệc không?
9. Có đủ chỗ cho ban nhạc và sâu khấu không?
10. Nếu tiệc được tổ chức ở không gian ngoài trời, có kế hoạch nào dự phòng khi trời mưa?
11. Chương trình tổ chức tiệc cưới điển hình là như thế nào?
12. Số lượng khách lớn nhất phù hợp với phòng cưới ấy là bao nhiêu?
Cách tiết kiệm chi phí cho tiệc cưới
1. Bạn có thể tổ chức tiệc cưới vào những thời điểm các khách sạn nhà hàng đang có chiến dịch giảm giá, hoặc tổ chức vào dịp mà có ít người tổ chức cưới, nhu cầu ít sẽ làm giá thành giảm.
2. Bạn nên chú ý tới sự hài hoà trong bữa ăn, nhiều quá chưa chắc đã tốt bằng ít nhưng ngon, ví dụ có thịt gà thì không nhất thiết phải có chim quay, kiểu gì cũng sẽ có món ế.
3. Bạn có thể làm tiệc trà hoặc tiệc buffet thay vì làm các bữa tiệc trọn gói linh đình tốn kém. Đây là một xu hướng mới đang được rất nhiều người hưởng ứng.
4. Nhiều bạn khá tốn nhiều tiền vào việc đặt và trang trí bánh cưới, trong khi có một cách tiết kiệm khá hữu hiệu là trang trí nhiều hoa tươi xung quanh tầng cuối cùng của chiếc bánh khiến chiếc bánh dường như hoành tráng hơn.
5. Chỉ dùng rượu champage hoặc rượu vang lúc nâng ly chúc mừng và lúc cắt bánh cưới. Nếu đãi tiệc bằng chamgage hoặc rượu vang bạn sẽ cháy túi mất.
6. Về phần âm nhạc, bạn có thể dùng giàn âm thanh thay vì thuê cả một ban nhạc.
b/Cưới tại gia
Nếu nhà bạn đủ rộng hay có sân tập thể ngay trước nhà, bạn có thể mượn để tổ chức đám cưới ngay tại gia. Có vẻ như cách này "xưa" quá rồi nhưng lại phần nào giúp bạn giảm bớt gánh nặng kinh phí cho đám cưới và hơn thế nữa bạn có thể lưu giữ hình ảnh ngôi nhà thân thương mà bạn đã gắn bó bao năm trong các bức hình.
Bạn có thể lựa chọn đầu bếp có uy tín mời đến nấu tại nhà. Các dịch vụ phục vụ đám cưới tại nhà rất đa dạng phong phú, và cũng rất lịch sự có thể lo hết cho bạn từ khâu căng bạt, bàn ghế, cắm hoa, tiệc cưới và dọn dẹp sau đám cưới... vì vậy bạn đừng quá lo lắng.
· Lên thực đơn, mua thực phẩm nấu cỗ: Vừa tiết kiệm lại yên tâm về mặt an toàn thực phẩm.
· Thiết kế thiệp cưới: Nếu trong số bạn bè của bạn có người khéo tay, giỏi đồ hoạ bạn có thể cậy nhờ và yêu tâm rằng mình sẽ có mẫu thiệp đặc biệt độc nhất vô nhị.
· Dẫn chương trình: Chọn một hoặc 2 người trong số bạn bè có tài ăn nói, duyên dáng, có khả năng ứng đổi hóm hỉnh. Lên một kịch bản chi tiết và bắt MC tập trước ngày cưới 1 tuần.
· Trang trí xe hoa, phòng cưới, trang điểm, dựng rạp, trang trí phông cưới, cổng chào...đều có thể nhờ bạn bè, người thân.
· Lưu ý: Cắt cử công việc cho từng người. Người chuyên điện thoại cho khách mời để "gút" lại danh sách người dự tiệc tránh trường hợp thừa, thiếu cỗ; người chuyên theo dõi các mâm xem thừa thiếu ra sao... Khoán dứt điểm việc cho từng người như vậy để công việc không bị chồng chéo, lẫn lộn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét