Lễ hỏiÝ nghĩa lễ hỏiLời đính ước kết tóc se tơ của đôi uyên ương Gia đình hai bên công nhận chàng trai,cô gái là dâu rể trong gia đình Loan báo chính thức cho người thân, xóm giềng về hôn lễ sắp đến của con gái
Lễ vậtKhay trầu rượu có đủ nhạo và lyĐôi đèn cầy hình long phụngTrầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵnNữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn...)Tiền nạp tài (tiền nát)Một cặp rượuMột cặp trà song hỉHai hộp bánhTrái câyLợn sữa quay và xôi gấc (không bắt buộc, nếu gia đình khá giả có thể thêm vào)Bánh xu xê (phu thê)Đối với người miền Bắc, lễ vật thường là mâm trầu cau, trà mạn, mứt sen, hồng, thuốc lá bánh cốm hay bánh xu xê và một số tiền mặt. Người miền Trung lễ vật có thêm bánh quế.
Dẫn lễĐến nhà gái gồm vị chủ hôn, bố mẹ và chàng rể tương lai và một số thanh niên bưng lễ vật (nhà trai bưng bao nhiêu quả, nhà gái có bấy nhiêu người đón quả). Nếu lễ vật bao gồm cả lợn quay thì người bưng lợn quay sẽ theo sau đoàn người bưng mâm quả. Sau cùng sẽ là họ hàng hay bạn thân. Thường đoàn nhà trai đến nhà gái khoảng 10-12 người.
Nghi thức lễ hỏiNhà gái đón mâm quả và dâng lễ vật lên bàn thờ. Sau đó bố mẹ cô gái sẽ mời nhà trai vào nhà. Gia đình nhà gái sẽ đứng bên phải bàn thờ, gia đình nhà trai đứng bên trái. Nhà gái lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó đến lượt nhà trai giới thiệu. Kế đến vị chủ hôn ngỏ lời về việc mang lễ vật xin làm lễ đính hôn cho đôi trẻ. Nhà trai xin phép nhà gái cho cô dâu tương lai ra làm lễ ra mắt gia tiên với chú rể. Nhận lời, bố mẹ cho gọi con gái ra trình diện hai họ. Cô dâu tương lai bước ra kính người già trước, sau đó là bố mẹ.Kế đến là nghi thức lên đèn. Đôi trẻ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên theo thứ tự nam tả nữ hữu nhưng chỉ có chú rể tương lai làm lễ. Làm lễ xong, chú rể xin phép đeo nhẫn đính hôn cho cô dâu. Mẹ chồng cũng tặng chút quà nhỏ kỷ niệm và đeo nữ trang cho cô dâu. Kế đó mẹ chú rể trao cho nhà gái tiền nạp tài.Chú rể và cô dâu sẽ rót rượu bưng mời bố mẹ và hai họ.Gia đình hai bên sẽ bàn bạc chọn ngày cử hành hôn lễ cho đôi trẻ. "Quả" sẽ được chia bớt mỗi thứ một ít cho nhà trai gọi là "lại quả". Số còn lại mang chia cho bà con hàng xóm để "biếu trầu".
NGHI LỂ GIA TIÊN TRONG HÔN LỄ
A. NGHI LỄ TẠI HỌ NHÀ GÁI:Thắp hương bàn thờ.Họ nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thờ, chú rể phụ hay những người phụ bưng đồ lễ vật đứng dàn hàng ngang trước mặt cá cô dâu phụ hay các thiếu nữ bên đằng gái cũng đứng hàng ngang đối diện để nhận những mâm quả lễ vật. Những người này đem lễ vật đặt lên bàn thờ có thứ tự trước bàn thờ gia tiên.Nhười chủ hôn nhà trai mở nắp quả, khăn đỏ phủ lễ vật. Ngay sau lời mở đầu buổi lễ xin phép. Nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúng lễ gia tiên. Ðèn nhang phải do bố, anh trai hoặc em trai cô dâu thắp.
Lễ gia tiên Chú rể vào lễ bàn thờ gia tiên nhà vợ bốn lễ, rồi sau đó cô dâu cũng lễ theo. Ngày nay cô dâu chú rể cùng lể một lượt theo nghi thức chú rể "bái gối" và cô dâu ngồi bệt, mỗi lần chú rể bái cô dâu chờ động tác cho nhịp nhàng.
Lễ mừng Lễ gia tiên xong hai vợ chồng phải ra lễ mừng cha mẹ vợ. Hai vợ chồng mới lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường được cha mẹ miễn thủ tục này để tỏ lòng thương yêu rộng lượng. Ý nghĩa của việc mừng cha mẹ vợ để tạ ơn công nuôi dưỡng vợ mình, còn cô dâu lễ mừng cũng có ý nghĩa tạ ơn công cha mẹ tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình.Khi chú rể lễ mừng, Thường cha mẹ cho tiền hoặc vàng , bạc, người phụ rể sẽ nhận hộ chú rể. Ngày nay tập tục này có nhiều thay đổi trong lễ này, cha mẹ không cho tiền. Nếu cho tiền thì cho cô dâu trong đêm nhóm họ trước ngày vu quy, tại buổi lễ có thể người cha vợ quyết định cho lại vợ chồng mới số "tiền đồng" hay "tiền chợ" mà họ đằng trai trao cho đằng gái khi trình lễ vật. Bà mẹ vợ cũng nhân dịp này cho con gái một vài món nữ trang có ngụ ý rằng đây là của riêng con gái do bà mẹ tằn tiện để dành cho chị được phép dùng trong cơn nguy cấp để hộ thân.Sau khi chàng rể làm đủ mọi nghi thức rồi, nhà gái mời nhà trai uống nước, ăn trầu và hai họ chúc tụng cho cô dâu chú rể những điều tốt lành.Thường nhà gái làm cổ mời nhà trai, ngày nay theo khuôn phép gia đình nền nếp chú rể và cô dâu không ngồi vào bàn trong tiệc đãi, mà phải đưa nhau đến từng bàn mời khách khứa đôi bên mà cũng là dịp để nhận biệt rõ những người thân thuộc.Họ nhà trai ngồi lại nhà gái cho đến lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu. Cô dâu lúc đó y phục chỉnh tề trang điểm với đủ đồ nữ trang của mình cùng đồ dẫn cưới trước , đựng trong gương phủ nhiễu điều.Họ nhà gái có một số người theo cô dâu, trong đó có cô phụ dâu. Cô phụ dâu được lựa trong số những thiếu nữ chưa lập gia đình cũng như phụ rể là những người chưa vợ, đây là dịp giới thiệu những trai gái có thể tiếp nối kết duyên.
B. NGHI LỄ BÊN HỌ ÐẰNG TRAI.Lễ rước dâu Cụ già chủ hôn lại dẫn đầu đám rước dâu, đốt nhang (hương) trước khi đám rước lên đường. Ði theo cụ già cầm hương là hai họ nhà trai nhà gái. Việc câm hương này, nhiều người giải thích rằng để vị thần chủ về hôn lễ chứng. Nhưng có người cho rằng là để đốt vía những kẻ xấu mồm xấu miệng quở mắng khi đám cưới đi qua.Tuỳ theo tục lệ của từng địa phương, có nơi cha mẹ chàng rể không đi mà để chú rể đi cùng với ông tộc trưởng đảm nhiệm chủ hôn. Ờ miền Bắc và miền Trung khi đi rước dâu cha mẹ cô dâu cũng không đi, vì để tránh nổi buồn chia cách nên phải nhờ người thân tộc đi thay mình. Nhưng ở miền Nam do lối suy nghĩ phóng khoáng hơn nên cả hai gia đình thông gia đều tham dự rước, họ hãnh diện về sự tồn tại đủ đôi của bậc cha mẹ trong ngày cưới của con.Cô dâu vào làm lễ gia tiên nhà chồng Cô dâu lễ mừng cha mẹ chồng cũng như chàng rể đã lễ mừng bố mẹ vợ, nếu ông bà của chồng còn sống phải lễ mừng ông bà trước khi mừng bố mẹ chồng. Oâng bà cũng như bố mẹ chồng nhận lễ của cô dâu đều tặng cô dâu món quà, thường là tiền hoặc đồ nữ trang. Một vài địa phương sau lễ gia tiên ông bà và bố mẹ chồng, cô dâu chú rể cũng lễ mừng cả chú bác cô dì. Những người này đáp lễ thường có quà tặng cho đôi vợ chồng mới cưới.
Lễ cướiÝ nghĩa lễ cưới Hai gia đình chính thức kết thông gia Cô dâu, chú rể trở thành thành viên của gia đình, gia tộcLễ vậtGiống như lễ hỏi nhưng số lượng nhiều hơn, mang tính chất long trọng hơn. Ngoài ra còn có thêm bánh kem. Nhà trai có thể mang qua nhà gái 4, 6, 8 hay 12 quả còn tùy nhưng số lượng lúc nào cũng phải chẳn.Dẫn lễTrước khi rước dâu, vị chủ hôn bày lên bàn một mâm cơm và đốt ba nén nhang cúng ông bà. Chú rể cũng xá bàn thờ tổ tiên trước khi qua nhà gái làm lễ.Đoàn người đi rước dâu thường không quá 20 người. Số người đi rước dâu luôn ở số chẵn. Đi đầu sẽ là vị chủ hôn hay ông mai, tiếp đó là bố chú rể. Chú rể tay cầm bó hoa còn rể phụ mang khay rượu. Kế đến sẽ là đoàn bưng quả, họ hàng. Ở Huế đi đầu đám rước dâu là hai đứa bé một trai một gái trạc tuổi nhau tay cầm chiếc lồng đèn.Khi đến trước cửa nhà gái, đoàn người sẽ dừng lại chờ. Nhà trai cử một người lớn tuổi cùng hai người thân vào xin giờ làm lễ.Nghi thức xin dâuSau khi trao nhận mâm quả, nhà trai được mời vào trong. Hai bên giới thiệu nhau, nhà trai ngỏ lời trước xin đón cô dâu về nhà. Nhà gái đáp lễ. Chú rể đến trước bàn thờ gia tiên thắp nhang, sau đó cúi đầu chào cha mẹ vợ. Lúc này một người thân vén màn đưa cô dâu ra chào hai họ. Chú rể trao bó hoa cho cô dâu.Sau nghi lễ lên đèn, cha cô dâu thắp nhang khấn gia tiên. Kế đến đôi tân hôn sẽ trao nhẫn cho nhau. Mẹ chồng cũng đeo cho con dâu bông tai và một số nữ trang khác. Đôi trẻ cùng bước đến bàn thờ bái lạy gia tiên, rồi rót rượu mời trầu cha mẹ. Cha mẹ cô dâu căn dặn đôi vợ chồng trẻ vài điều về cuộc sống mới. Khi các nghi lễ đã cử hành xong, vị chủ hôn đáp lời thay cho chú rể và xin được rước dâu. Nhà gái sẽ "lại quả" cho nhà trai, trừ trầu cau và rượu .Nghi thức đón dâuCô dâu chú rể cùng làm lễ gia tiên, chào bà con bên chồng. Kế đến đôi tân hôn làm lễ bái tơ hồng ( lễ này ngày nay rất ít duy trì). Sau đó đôi uyên ương rót rượu mời ông bà, bố mẹ hai bên. Cử hành xong các nghi lễ, cô dâu được đưa vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới do một người tốt vía trải sẵn.Sau lễ thành hôn hai hay bốn ngày, đôi vợ chồng mới mang theo lễ vật (thường là gà trống thiến, xôi, rượu, trái cây...) để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt .
Lễ vậtKhay trầu rượu có đủ nhạo và lyĐôi đèn cầy hình long phụngTrầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵnNữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn...)Tiền nạp tài (tiền nát)Một cặp rượuMột cặp trà song hỉHai hộp bánhTrái câyLợn sữa quay và xôi gấc (không bắt buộc, nếu gia đình khá giả có thể thêm vào)Bánh xu xê (phu thê)Đối với người miền Bắc, lễ vật thường là mâm trầu cau, trà mạn, mứt sen, hồng, thuốc lá bánh cốm hay bánh xu xê và một số tiền mặt. Người miền Trung lễ vật có thêm bánh quế.
Dẫn lễĐến nhà gái gồm vị chủ hôn, bố mẹ và chàng rể tương lai và một số thanh niên bưng lễ vật (nhà trai bưng bao nhiêu quả, nhà gái có bấy nhiêu người đón quả). Nếu lễ vật bao gồm cả lợn quay thì người bưng lợn quay sẽ theo sau đoàn người bưng mâm quả. Sau cùng sẽ là họ hàng hay bạn thân. Thường đoàn nhà trai đến nhà gái khoảng 10-12 người.
Nghi thức lễ hỏiNhà gái đón mâm quả và dâng lễ vật lên bàn thờ. Sau đó bố mẹ cô gái sẽ mời nhà trai vào nhà. Gia đình nhà gái sẽ đứng bên phải bàn thờ, gia đình nhà trai đứng bên trái. Nhà gái lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó đến lượt nhà trai giới thiệu. Kế đến vị chủ hôn ngỏ lời về việc mang lễ vật xin làm lễ đính hôn cho đôi trẻ. Nhà trai xin phép nhà gái cho cô dâu tương lai ra làm lễ ra mắt gia tiên với chú rể. Nhận lời, bố mẹ cho gọi con gái ra trình diện hai họ. Cô dâu tương lai bước ra kính người già trước, sau đó là bố mẹ.Kế đến là nghi thức lên đèn. Đôi trẻ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên theo thứ tự nam tả nữ hữu nhưng chỉ có chú rể tương lai làm lễ. Làm lễ xong, chú rể xin phép đeo nhẫn đính hôn cho cô dâu. Mẹ chồng cũng tặng chút quà nhỏ kỷ niệm và đeo nữ trang cho cô dâu. Kế đó mẹ chú rể trao cho nhà gái tiền nạp tài.Chú rể và cô dâu sẽ rót rượu bưng mời bố mẹ và hai họ.Gia đình hai bên sẽ bàn bạc chọn ngày cử hành hôn lễ cho đôi trẻ. "Quả" sẽ được chia bớt mỗi thứ một ít cho nhà trai gọi là "lại quả". Số còn lại mang chia cho bà con hàng xóm để "biếu trầu".
NGHI LỂ GIA TIÊN TRONG HÔN LỄ
A. NGHI LỄ TẠI HỌ NHÀ GÁI:Thắp hương bàn thờ.Họ nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thờ, chú rể phụ hay những người phụ bưng đồ lễ vật đứng dàn hàng ngang trước mặt cá cô dâu phụ hay các thiếu nữ bên đằng gái cũng đứng hàng ngang đối diện để nhận những mâm quả lễ vật. Những người này đem lễ vật đặt lên bàn thờ có thứ tự trước bàn thờ gia tiên.Nhười chủ hôn nhà trai mở nắp quả, khăn đỏ phủ lễ vật. Ngay sau lời mở đầu buổi lễ xin phép. Nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúng lễ gia tiên. Ðèn nhang phải do bố, anh trai hoặc em trai cô dâu thắp.
Lễ gia tiên Chú rể vào lễ bàn thờ gia tiên nhà vợ bốn lễ, rồi sau đó cô dâu cũng lễ theo. Ngày nay cô dâu chú rể cùng lể một lượt theo nghi thức chú rể "bái gối" và cô dâu ngồi bệt, mỗi lần chú rể bái cô dâu chờ động tác cho nhịp nhàng.
Lễ mừng Lễ gia tiên xong hai vợ chồng phải ra lễ mừng cha mẹ vợ. Hai vợ chồng mới lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường được cha mẹ miễn thủ tục này để tỏ lòng thương yêu rộng lượng. Ý nghĩa của việc mừng cha mẹ vợ để tạ ơn công nuôi dưỡng vợ mình, còn cô dâu lễ mừng cũng có ý nghĩa tạ ơn công cha mẹ tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình.Khi chú rể lễ mừng, Thường cha mẹ cho tiền hoặc vàng , bạc, người phụ rể sẽ nhận hộ chú rể. Ngày nay tập tục này có nhiều thay đổi trong lễ này, cha mẹ không cho tiền. Nếu cho tiền thì cho cô dâu trong đêm nhóm họ trước ngày vu quy, tại buổi lễ có thể người cha vợ quyết định cho lại vợ chồng mới số "tiền đồng" hay "tiền chợ" mà họ đằng trai trao cho đằng gái khi trình lễ vật. Bà mẹ vợ cũng nhân dịp này cho con gái một vài món nữ trang có ngụ ý rằng đây là của riêng con gái do bà mẹ tằn tiện để dành cho chị được phép dùng trong cơn nguy cấp để hộ thân.Sau khi chàng rể làm đủ mọi nghi thức rồi, nhà gái mời nhà trai uống nước, ăn trầu và hai họ chúc tụng cho cô dâu chú rể những điều tốt lành.Thường nhà gái làm cổ mời nhà trai, ngày nay theo khuôn phép gia đình nền nếp chú rể và cô dâu không ngồi vào bàn trong tiệc đãi, mà phải đưa nhau đến từng bàn mời khách khứa đôi bên mà cũng là dịp để nhận biệt rõ những người thân thuộc.Họ nhà trai ngồi lại nhà gái cho đến lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu. Cô dâu lúc đó y phục chỉnh tề trang điểm với đủ đồ nữ trang của mình cùng đồ dẫn cưới trước , đựng trong gương phủ nhiễu điều.Họ nhà gái có một số người theo cô dâu, trong đó có cô phụ dâu. Cô phụ dâu được lựa trong số những thiếu nữ chưa lập gia đình cũng như phụ rể là những người chưa vợ, đây là dịp giới thiệu những trai gái có thể tiếp nối kết duyên.
B. NGHI LỄ BÊN HỌ ÐẰNG TRAI.Lễ rước dâu Cụ già chủ hôn lại dẫn đầu đám rước dâu, đốt nhang (hương) trước khi đám rước lên đường. Ði theo cụ già cầm hương là hai họ nhà trai nhà gái. Việc câm hương này, nhiều người giải thích rằng để vị thần chủ về hôn lễ chứng. Nhưng có người cho rằng là để đốt vía những kẻ xấu mồm xấu miệng quở mắng khi đám cưới đi qua.Tuỳ theo tục lệ của từng địa phương, có nơi cha mẹ chàng rể không đi mà để chú rể đi cùng với ông tộc trưởng đảm nhiệm chủ hôn. Ờ miền Bắc và miền Trung khi đi rước dâu cha mẹ cô dâu cũng không đi, vì để tránh nổi buồn chia cách nên phải nhờ người thân tộc đi thay mình. Nhưng ở miền Nam do lối suy nghĩ phóng khoáng hơn nên cả hai gia đình thông gia đều tham dự rước, họ hãnh diện về sự tồn tại đủ đôi của bậc cha mẹ trong ngày cưới của con.Cô dâu vào làm lễ gia tiên nhà chồng Cô dâu lễ mừng cha mẹ chồng cũng như chàng rể đã lễ mừng bố mẹ vợ, nếu ông bà của chồng còn sống phải lễ mừng ông bà trước khi mừng bố mẹ chồng. Oâng bà cũng như bố mẹ chồng nhận lễ của cô dâu đều tặng cô dâu món quà, thường là tiền hoặc đồ nữ trang. Một vài địa phương sau lễ gia tiên ông bà và bố mẹ chồng, cô dâu chú rể cũng lễ mừng cả chú bác cô dì. Những người này đáp lễ thường có quà tặng cho đôi vợ chồng mới cưới.
Lễ cướiÝ nghĩa lễ cưới Hai gia đình chính thức kết thông gia Cô dâu, chú rể trở thành thành viên của gia đình, gia tộcLễ vậtGiống như lễ hỏi nhưng số lượng nhiều hơn, mang tính chất long trọng hơn. Ngoài ra còn có thêm bánh kem. Nhà trai có thể mang qua nhà gái 4, 6, 8 hay 12 quả còn tùy nhưng số lượng lúc nào cũng phải chẳn.Dẫn lễTrước khi rước dâu, vị chủ hôn bày lên bàn một mâm cơm và đốt ba nén nhang cúng ông bà. Chú rể cũng xá bàn thờ tổ tiên trước khi qua nhà gái làm lễ.Đoàn người đi rước dâu thường không quá 20 người. Số người đi rước dâu luôn ở số chẵn. Đi đầu sẽ là vị chủ hôn hay ông mai, tiếp đó là bố chú rể. Chú rể tay cầm bó hoa còn rể phụ mang khay rượu. Kế đến sẽ là đoàn bưng quả, họ hàng. Ở Huế đi đầu đám rước dâu là hai đứa bé một trai một gái trạc tuổi nhau tay cầm chiếc lồng đèn.Khi đến trước cửa nhà gái, đoàn người sẽ dừng lại chờ. Nhà trai cử một người lớn tuổi cùng hai người thân vào xin giờ làm lễ.Nghi thức xin dâuSau khi trao nhận mâm quả, nhà trai được mời vào trong. Hai bên giới thiệu nhau, nhà trai ngỏ lời trước xin đón cô dâu về nhà. Nhà gái đáp lễ. Chú rể đến trước bàn thờ gia tiên thắp nhang, sau đó cúi đầu chào cha mẹ vợ. Lúc này một người thân vén màn đưa cô dâu ra chào hai họ. Chú rể trao bó hoa cho cô dâu.Sau nghi lễ lên đèn, cha cô dâu thắp nhang khấn gia tiên. Kế đến đôi tân hôn sẽ trao nhẫn cho nhau. Mẹ chồng cũng đeo cho con dâu bông tai và một số nữ trang khác. Đôi trẻ cùng bước đến bàn thờ bái lạy gia tiên, rồi rót rượu mời trầu cha mẹ. Cha mẹ cô dâu căn dặn đôi vợ chồng trẻ vài điều về cuộc sống mới. Khi các nghi lễ đã cử hành xong, vị chủ hôn đáp lời thay cho chú rể và xin được rước dâu. Nhà gái sẽ "lại quả" cho nhà trai, trừ trầu cau và rượu .Nghi thức đón dâuCô dâu chú rể cùng làm lễ gia tiên, chào bà con bên chồng. Kế đến đôi tân hôn làm lễ bái tơ hồng ( lễ này ngày nay rất ít duy trì). Sau đó đôi uyên ương rót rượu mời ông bà, bố mẹ hai bên. Cử hành xong các nghi lễ, cô dâu được đưa vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới do một người tốt vía trải sẵn.Sau lễ thành hôn hai hay bốn ngày, đôi vợ chồng mới mang theo lễ vật (thường là gà trống thiến, xôi, rượu, trái cây...) để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét